Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 39)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.3.Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu qủa nhất.

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.

2.2.2.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu.

Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:

+ Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

+ Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: chúng tôi chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay (đặc biệt là yếu tố mức vốn vay) tác động đến thu nhập của hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia.

Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi sử dụng phương pháp thu thập rộng rãi các ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; các ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn hội ở địa phương, ý kiến của các đối tượng vay vốn luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tấm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đưa ra những kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật có tính khả thi và sức thuyết phục.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực đầu vào như:

- Môi trường chính sách vĩ mô của nhà nước (Luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước và của tỉnh về cho vay đối với HSSV

- Năng lực tổ chức quản lý, các quy định, hướng dẫn, thủ tục, triển khai thực hiện, năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội

- Năng lực, trình độ của người sử dụng vốn như sự hiểu biết,điều kiện kinh tế, sự tiết kiệm chi tiêu, mức đóng góp,…

- Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức xã hội (phổ biến kịp thời các chính sách tín dụng, thông tin, tuyên truyền, phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức hội.... để các đối tượng chính sách được tiếp cận nhanh với các nguồn vốn ưu đãi)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra (chỉ tiêu hiệu quả)

- Hiệu quả của cho vay đối với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (về quy mô, cơ cấu nguồn vốn cho vay, hiệu quả chương trình cho vay học sinh sinh viên qua các chỉ tiêu: dư nợ cho vay, số khách hàng, tỷ lệ nợ xấu...)

- Hiệu quả của đối với người hưởng lợi (mức đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người học, khả năng trả nợ,…của người vay vốn)

- Hiệu quả của cho vay học sinh sinh viên đối với địa phương (Số lượng HSSV được vay vốn qua các năm, số HSSV gia tăng qua các năm, số HSSV được vay vốn trở về địa phương làm việc,….)

Việc tính toán các chỉ tiêu nay được cụ thể như mục 1.2.1, bao gồm: Hệ số thu nợ; Vòng quay vốn tín dụng; Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; Luỹ kế số học sinh, sinh viên được vay vốn ngân hàng; Tỷ lệ học sinh, sinh viên được vay vốn;. Tý lệ học sinh, sinh viên vay vốn thoát khỏi khó khăn và Quy mô tín dụng đối với học sinh, sinh viên

2.4. Khung phân tích của luận văn

Đối với ngân hàng CSXH

Đối với HSSV Đối với xã hội (tỉnh) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 1. Các tiêu chí phản ánh nguồn lực đầu vào 2. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng (quy mô, cơ cấu, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ lãi đọng, tỷ lệ nợ

quá hạn,…);

hiệu quả đối với

người thụ

hưởng; đối với địa phương.

Hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV của NHCSXH

Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV của NHCSXH

Các nhân tố liên quan đến môi trường pháp lý và chủ trương chính sách Các nhân tố liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng Các nhân tố liên quan đến người sử dụng vốn Các nhân tố liên quan đến hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG III

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hộitrên địa bàn tỉnh:

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ có khoảng 1,4 triệu người (năm 2010), có diện tích tự nhiện 3.519,2Km2, có 13 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã, 11 huyện, 277 xã/phường/thị trấn. Dân số trên 1,3 triệu người với 351.211 hộ. Có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh với số dân trên 1 triệu người, chiếm 85,89% dân số. Còn lại là người dân tộc thiểu số gần 200 ngàn người, chiếm 14,11% dân số toàn tỉnh.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, mở mang các khu công nghiệp, phát triển đô thị, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước... tỉnh Phú Thọ luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung cao của Đảng và Nhà nước. Vì vậy nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, hàng năm đều đạt mức tăng trưởng cao.

Trong bối cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, chỉ đạo của UBND tỉnh, đã vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp đáp ứng kịp thời với yêu cầu tình hình mới. Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được kết quả có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh Mục tiêu NQ HĐND tỉnh ( điều chỉnh, bổ sung) Uớc TH 5 năm 06- 10 A. VỀ KINH TẾ (1) Tốc độ tăng trưởng GDP % 11,5 >12 10,3

+ GDP bình quân đầu người USD ... 640 630 (2) Tốc độ tăng GTSX nông, lâm nghiệp % >5 >5,5 3,9 + Sản lượng lương thực quy thóc Nghìn tấn 450- 460 ... 450,6 (3) Tốc độ tăng GTSX công nghiệp % 16- 18 >17 12,2 (4) Tốc độ tăng GTSX các ngành dịch vụ % >15 >15,5 15,5 (5) Tỷ lệ huy động vào NSNN so GDP % 11,0 11,5 19,9 (6) Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 290- 300 ... 295 + Tốc độ tăng kim ngạch XK % >15 >15 18,6 (7) Cơ cấu kinh tế

- Nông lâm nghiệp % 18- 19 19- 20 24,8

- Công nghiệp- xây dựng % 45- 46 45- 46 38,8

- Dịch vụ % 36- 37 35- 36 36,4

(8) Tổng vốn đầu tư xã hội 1.000 tỷ đồng >25,0 26,5 33,7 B. VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

(9) Tỷ lệ số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập bậc trung học

% 60,0 60,0 35,7

(10) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,0 <1 <1 (11) Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % <18 <18 17,3 (12) Tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế % ... 100 100 (13) Số lao động được giải quyết việc làm Nghìn người 16- 18 17-18 19,5

(14) Lao động qua đào tạo % ... 40,0 40,0

(15) Cơ cấu lao động

- Nông lâm nghiệp % 61- 62 61- 62 66,0

- Công nghiệp- xây dựng % 23- 24 23- 24 17,2

- Dịch vụ % 15- 16 15- 16 16,8

(16) Số máy điện thoại/100 dân Máy >15 35 >35 (17) Tỷ lệ phủ sóng truyền hình % 95 >95 97 (18) Tỷ lệ hộ được dùng điện lưới quốc gia % 95 >95 >95

(19) Tỷ lệ hộ nghèo % 10 <10 <10

(20) Tỷ lệ hộ nghèo được dùng nước sạch sinh hoạt % 85,0 85,0 85,0 C. CÁC CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƢỜNG (21) Số huyện, thành, thị xử lý, chế biến được rác thải % >50 <40

(22) Tỷ lệ bệnh viện được xử lý chất thải nguy hại

% 100 100

(23) Tỷ lệ che phủ rừng % 48-50 >49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ cũng đang phải đối mặt và tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội đó là: nghèo nàn, thất nghiệp, tệ nạn xã hội ..vv.. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 là 31,08%; số hộ nghèo trên 70 ngàn hộ còn trên 15 ngàn hộ chưa được vay vốn tín dụng ưu đãi. Theo tiêu chí mới giai đoạn 2010-2015 toàn tỉnh có 59.376 hộ nghèo, chiếm 16,55%. Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Câm Khê,... Tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao 3,15%, tập trung nhiều ở các khu vực thu hồi đất nông nghiệp tiến hành đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ... Đây là vấn đề Đảng và Chính quyền tỉnh rất quan tâm. Bên cạnh đó việc cổ phần hoá, sáp nhập doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp sẽ có một bộ phận lớn lao động tiếp tục dôi dư.

Mặt khác, Phú Thọ là trung tâm giáo dục của các tỉnh phía Tây Bắc nên tập trung học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Đây là một lực lượng lao động, trí thức trẻ cần phải được quan tâm đào tạo để cung ứng nhân tài, lao động có trình độ cho đất nước. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp gia đình học sinh - sinh viên rất khó khăn không đủ điều kiện để đáp ứng các chi phí cho con em họ học tập. Vấn đề này cũng là điều đáng quan tâm đòi hỏi cần phải có chính sách giải quyết đúng đắn của Đảng và nhà nước, cũng như Chính quyền Tỉnh Phú Thọ.

Trình độ dân trí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được đánh giá cao so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ học sinh sinh viên trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp khá lớn nhưng thu nhập bình quân đầu người thấp, do vậy tỷ lệ gia đình học sinh sinh viên có nhu cầu vay vốn nhiều, dư nợ tín dụng chương trình này trên địa bàn Phú Thọ lớn.

Đặc thù về vị trí địa lý chủ yếu là đồi núi, mật độ dân số thấp, phân bố không đồng đều, chính quyền địa phương có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết an sinh xã hội,... cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc triển khai chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình cho vay học sinh sinh, viên (việc triển khai cho vay và quản lý đối tượng cho vay gặp khó khăn).

3.1.2. Tính hình phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ, hệ thống màng lưới trường lớp được củng cố, mở rộng và phát triển ở các cấp học, bậc học. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên. Tiếp tục duy trì, củng cố phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bước đầu triển khai thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học; giữ vững chất lượng học sinh giỏi hàng năm. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, chuyển đổi các trường trung học phổ thông, bán công sang loại hình tư thục

Trên địa bàn toàn tỉnh có 922 trường học với hơn 207 nghìn học sinh và 16 nghìn giáo viên; Trong đó các cấp học và số giáo viên từng câp học cụ thể là:

Bảng 3.2: Các cấp học và số giáo viên từng cấp S T T Năm học Cấp học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh 1 Tiểu học (cấp I) 6.799 92.043 6.821 95.298 6.737 96.702 2 Trung học sơ sở (Cấp II) 6.670 77.691 6.628 70.783 6.471 69.824 3 Phổ thông trung học ( Cấp III) 2.659 43.631 2.703 44.070 2.465 41.012 Tổng cộng 16.128 213.365 16.152 210.151 15.708 207.538

(Nguồn tài liệu Niên giám thống kê năm 2011 cục thống kê tỉnh Phú Thọ) Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đào tạo chưa đồng đều; thực hiện chuyển đổi các trường bán công, dân lập thành trường tư thục, triển khai phổ cập bậc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung học còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy còn thiếu và lạc hậu; đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu. Chi phí cho học tập so với thu nhập của người dân còn lớn.

3.1.3. Khái quát về NHCSXH chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Ngày 29/11/2002 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã kí quyết định số: 4231/2002/QĐ-UB về việc thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.

Năm 2012 Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ gồm 11 thành viên,trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban là đồng chí lãnh đạo tỉnh, phó trưởng ban và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cho các ngành tài chính, ngân hàng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động thương binh và xã hội, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Ủy ban dân tộc miền núi, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên trên địa bàn tỉnh

Trụ sở làm việc của NHCSXH tỉnh: số nhà 76 – Đường Quang Trung – Phường Giam Cẩm – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh đã có 175 cán bộ trong đó: Hợp đồng không xác định thời hạn 144 cán bộ. Hợp đồng xác định thời hạn là 31 cán bộ. 12 phòng giao dịch tại các huyện, tổ chức 257 điểm giao dịch/277 xã, phường, thị trấn (đạt 92,8%), 26 tổ công tác giao dịch lưu động được trang bị ô tô, máy tính xách tay, may in, đèn soi tiền và các phương tiện bảo quản đảm bảo an toàn. Thành lập được hơn 3.400 tổ TK&VV đến tận thôn,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 39)