5. Bố cục của luận văn
4.1.2.1. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020
2020 là nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH theo hướng bền vững, đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển tín dụng chính sách phù hợp với đường lối của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, định hướng Phát triển Kinh tế xã hội đến năm 2020, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xoá đói giảm nghèo đến năm 2010.
Những yếu tố cơ bản đối với sự phát triển bền vững của tổ chức tín dụng nói chung và của NHCSXH nói riêng đó là: Nguồn vốn, màng lưới giao dịch, công nghệ, đội ngũ cán bộ. Chiến lược hoạt động của NHCSXH được chia thành hai giai đoạn. Hiện ngân hàng đang ở giai đoạn một với đặc trưng chủ yếu là dựa vào nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp để cho vay với lãi suất ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giai đoạn hai là giai đoạn mà NHCSXH đã cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ cho vay xoá đói, giảm nghèo và cần thiết phải tự đứng vững trên đôi chân của mình, từng bước khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường tại chính.
Xuất phát từ những yếu tố cơ bản trên, NHCSXH đã định hướng hoạt động để phấn đấu đến năm 2020 xây dựng NHCSXH trở thành một Ngân hàng đủ mạnh, có khả năng quản lý tốt các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo vốn đến tay người cần vốn theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã đề ra,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.
Trong giai đoạn 2007-2011, tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn được xác định là công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Tuy vậy, cần đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập WTO. Hướng chính trong đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Chú trọng đến chất luợng tín dụng, giảm hỗ trợ trực tiếp từ NSNN. Đổi mới hoạt động của các tổ chức thực hiện tín dụng chính sách theo hướng tăng tính tự chủ, từng bước bền vững về tài chính, giảm bao cấp trực tiếp từ Nhà nước. Điều chỉnh mức vay và thời hạn cho vay, tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công bằng xã hội, trực tiếp là mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.
4.1.2.2. Phương hướng hoạt động của NHCSXH chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Chương trình cho vay học sinh sinh viên là một chương trình cho vay không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích chủ yếu là thực hiện công bằng xã hội góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm bảo an sinh xã hội và đống góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hiện nay, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được ngân hàng chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi. Thời hạn cho vay thường kéo dài trung bình từ khoảng 4-5 năm, thời gian trả nợ khoảng sau khi ra trường 2 năm khách hàng mới phải trả nợ
Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt nam, của UBND Thành phố, cán bộ viên chức toàn chi nhánh tập trung phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng , kế hoạch tài chính được giao năm 2012. Phấn đấu năm 2012 đồng vốn NHCSXH đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu chung của tỉnh là làm giảm 11.000 hộ nghèo, giải quyết việc làm cho trên 11.785 lao động, hỗ trợ nhà ở cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người nghèo khoảng 830 nhà, giúp cho trên 26.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn theo học tại các trường Đại học, cao đẩng, cơ sở dạy nghề... góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.
Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch TW giao về nguồn vốn và dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 20% so với năm 2011. Hiệu suất sử dụng vốn đạt 99% , tỷ lệ thu lãi trên 95%. Phấn đấu hoàn thành trên 100% kế hoạch khoán tài chính được TW giao , đảm bảo đủ lương và các khoản thu nhập cho CBCNV theo quy định.
Đối với chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn