5. Bố cục của luận văn
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:
tài, cần phải có phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp, cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp chuyên khảo; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp toán kinh tế…, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
2.2.1. Phƣơng pháp thống kế kinh tế
Đây là phương pháp nghiên cứu đặc biệt quan trọng, sử dụng thường xuyên đối với nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này giúp cho nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiên cứu có được tài liệu, số liệu về vấn đề nghiên cứu cũng như các vấn đề liên quan. Từ đó, tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu và phản ánh, phân tích tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu:
2.2.2.1. Sử dụng tài liệu thứ cấp:
- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như: Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…); Thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương);Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)
- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước; Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành); Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê); Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án); Mạng internet; Các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội từ ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các đối tượng chính sách của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ, các báo cáo cân đối, thống kê, báo cáo kiểm toán của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.
2.2.2.2. Đối với tài liệu sơ cấp:
- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức đoàn hội nào, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chon mẫu phân loại.
Địa hình: Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%).
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, có thể chia Phú Thọ thành ba tiều vùng cơ bản:
- Tiều vùng núi phía Nam: Gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn và một phần của huyện Cẩm Khê, có độ cao trung bình so với mặt nước biền từ 200 m đến 500 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp và khoáng sản.
- Tiều vùng Trung du: Gồm thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà và một phần của huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Địa hình đặc trưng của vùng này là các đồi gò thấp (bình quân 50-200 m) xen kẽ với các dốc ruộng. Đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. …
- Tiểu vùng đồng bằng: Gồm thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, và một phần còn lại của các huyện lân cận. Đặc trưng vùng này là phát triển trên phù sa cổ cùng những cánh đồng ven sông phù hợp với sản xuất lương thực, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung sản xuất lương thực, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung đồi gò thấp tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp và phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội khác.
Để chọn dung lượng của mẫu nghiên cứu, luận văn chú ý một số nguyên tắc sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1 - Độ tin cậy, chính xác cần thiết của kết quả. 2 - Số lượng biến số cùng phân tích
3 - Mức độ có trong tập hợp tổng quát.
4 - Mức độ chính xác cần thiết của kết quả trong mẫu.
- Nếu tập hợp tổng quát có nhiều dấu hiệu, thì dung lượng của mẫu sẽ tăng lên và ngược lại, mẫu sẽ nhỏ nếu tập hợp tổng quát thuần nhất về mặt dấu hiệu. Bên cạnh đó, khả năng tài chính và nguồn lực là yêu tố rất quan trọng để xác định cỡ mẫu tối đa mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng được
Quy mô của mẫu cũng phụ thuộc vào những yếu tố khác được gọi là mẫu tối ưu. Với những địa bàn đã chọn để nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức sau để xác định số mẫu nghiên cứu:
Công thức xác định quy mô của mẫu: n = N/1 + N x e2
Trong đó: n: quy mô mẫu;
N: Quy mô số học sinh sinh viên của các huyện chọn mẫu; e: mức sai lệch mong muốn.
- Tiểu vùng núi phía Nam: chọn huyện Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập theo nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam do tách từ huyện Thanh Sơn.
Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Huyện Tân Sơn có 68.858 ha diện tích tự nhiên và 75.897 nhân khẩu, trong đó 83% là đồng bào các dân tộc: Mường, Dao, H'Mông, Thái, La chỉ, Tầy, Nùng, người kinh chiếm 17% dân số. Năm học 2011 -2012 toàn huyện có 658 học sinh phổ thông trung học dự thi tốt nghiệp, tỷ lệ thi đỗ 99,54% có. số học sinh sinh viên được giải ngân lần đầu trong năm 130 học sinh sinh viên, doanh số cho vay cả năm 1.873 lượt HSSV vay vốn với dư nợ: 26.803 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Thị xã Phú Thọ nằm ở bờ hữu ngạn sông thao có diện tích tự nhiên 64,6 km2, dân số bình quân 69.218 người, mật độ dân số 1.071,5km2 , Thị xã phú thọ có Cao Đẳng y tế Phú Thọ, Trung học nông lâm nghiệp, Cao đẳng nghề Công nghệ và nông lâm Phú Thọ. Năm học 2011-2012 thị xã có 1.266 học sinh thi tốt nhiệp phổ thông tỷ lệ đỗ 99,61%. Số hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn 2.268 hộ trong đó: số hộ nghèo vay vốn 531hộ, số hộ cận nghèo vay vốn 1.438 hộ, hộ khó khăn đột xuất về tài chính 295 hộ. Doanh số cho vay 10.405 triệu đồng, doanh số thu nợ 5.994 triệu đồng, dư nợ 34.957 triệu đồng. Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình sinh viên tại xã Thanh Vinh 11 hộ (Hộ nghèo 2, Hộ cận nghèo 7, hộ khó khăn đột xuất về tài chính 2 hộ). Phường Hùng Vương 16 hộ (Hộ nghèo 2 hộ, hộ cận nghèo 13 hộ, hộ khó khăn về tài chính 1 hộ)
+ Huyện Cẩm Khê có 31 xã, diện tích 234,6 km2, dân số trung bình năm 2011 là 126.678 người, mật độ 539,9 người/Km2. Năm học 2011-2012 toàn huyện có 1.629 học sinh dư thi tốt nghiệp trung học phổ thông tỷ lệ đỗ 99,39%, số hộ gia đình học sinh vay vốn 5.255 hộ trong đó: số hộ nghèo vay vốn 1.121hộ, số hộ cận nghèo vay vốn 2.240 hộ, hộ khó khăn đột xuất về tài chính 1.893 hộ. Doanh số cho vay 17.190 triệu đồng, doanh số thu nợ 4.046 triệu đồng, dư nợ 73.901 triệu đồng.
+ Huyện Thanh Ba năm ơ phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, có trường Cao đẳng nghề cơ điện, nhà máy xi măng hữu nghị Thanh Ba, Nhà máy chè phú bền có 1 thị trấn, 26 xã có diện tích 194,8 km2, dân số trung bình năm 2011 là 109.430 người, mật độ dân số 561,6 người/km2. Năm học 2011-2012 huyện có 777 học sinh tham gia dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông tỷ lệ đỗ 99,87%, số hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn 4.929 hộ trong đó: số hộ nghèo vay vốn 1.176 hộ, số hộ cận nghèo vay vốn 1.718 hộ, hộ khó khăn đột xuất về tài chính 2.035 hộ. Doanh số cho vay 20.738 triệu đồng, doanh số thu nợ 5.647 triệu đồng, dư nợ 70.226 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Huyện Lâm Thao có diện tích tự nhiên 97,7 km2, dân số trung bình năm 2011 là 100.203 người, mật độ dân số 1.025,7 người/km2. Lâm Thao có Đại học công nghiệp việt trì, Cao đẳng công nghiệp hóa chất. Năm học 2011-2012 số học sinh phổ thông trung học dự thi tốt nghiệp 1.544 học sinh, tỷ lệ thi đỗ 99,74%. Số hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn năm 2011-2012 là 5.799 hộ trong đó: Hộ nghèo: 703 hộ, hộ cận nghèo 4.118 hộ, hộ khó khăn đột xuất về tài chính 978 hộ. Doanh số cho vay: 21.306 triệu đồng, Doanh số thu nợ: 8.351 triệu đồng, Dư nợ: 90.026 triệu đồng.
Với tổng số học sinh sinh viên của 05 huyện là 24.531 hộ, với sai số là 0,6%, kích mẫu ta chọn được là 150 hộ. Với số lượng hộ chọn này sẽ đại diện cho toàn thể số học sinh sinh viên vay vốn tại 6 huyện đại diện cho 3 vùng.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng khác có liên quan đến việc cho vay đối với hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu.
Số phiếu phát ra là 150 phiếu, thu về là 112 phiếu. Cụ thể như bảng 2.2
Bảng 2.1. Số lượng điều tra khảo sát tại 5 huyện như sau
Chung Tân Sơn Thanh Ba Cẩm khê Lâm Thao TX Phú Thọ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1.Số hộ 112 100,00 24 100,00 10 100,00 30 100,00 21 100,00 27 100,00 Nam 53 47.32 15 62.5 4 40,0 16 53.33 10 47.62 8 29.63 Nữ 59 52.68 9 37.5 6 60,0 14 46.67 11 52.38 19 70.37 Phân loại hộ Tổng sô 112 100,00 24 100,00 10 100,00 30 100,00 21 100,00 27 100,00 Hộ giàu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Hộ khá 2 1.79 2 8.33 0 0 0 0 0 0 0 0 Trung bình 17 15.18 4 16.67 3 30 6 20 0 0 4 14.81 Hộ cận nghèo 71 63.39 16 66.67 6 60 15 50 15 71.43 19 70.38 Hộ nghèo 22 19.64 2 8.33 1 10 9 30 6 28.57 4 14.81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về cách thức thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối với hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn điều tra thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình sinh viên.
- Nội dung điều tra: (Xem Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn) + Thông tin chung về người được phỏng vấn
+ Thông tin chung về hộ phỏng vấn + Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.
+ ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Kết quả của việc vay vốn
+ Nguyện vọng của các hộ điều tra.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu qủa nhất.
Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.
2.2.2.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu.
Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
+ Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: chúng tôi chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay (đặc biệt là yếu tố mức vốn vay) tác động đến thu nhập của hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia.
Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi sử dụng phương pháp thu thập rộng rãi các ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; các ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn hội ở địa phương, ý kiến của các đối tượng vay vốn luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tấm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đưa ra những kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật có tính khả thi và sức thuyết phục.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực đầu vào như:
- Môi trường chính sách vĩ mô của nhà nước (Luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước và của tỉnh về cho vay đối với HSSV
- Năng lực tổ chức quản lý, các quy định, hướng dẫn, thủ tục, triển khai thực hiện, năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội
- Năng lực, trình độ của người sử dụng vốn như sự hiểu biết,điều kiện kinh tế, sự tiết kiệm chi tiêu, mức đóng góp,…
- Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức xã hội (phổ biến kịp thời các chính sách tín dụng, thông tin, tuyên truyền, phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức hội.... để các đối tượng chính sách được tiếp cận nhanh với các nguồn vốn ưu đãi)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra (chỉ tiêu hiệu quả)
- Hiệu quả của cho vay đối với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (về quy mô, cơ cấu nguồn vốn cho vay, hiệu quả chương trình cho vay học sinh sinh viên qua các chỉ tiêu: dư nợ cho vay, số khách hàng, tỷ lệ nợ xấu...)
- Hiệu quả của đối với người hưởng lợi (mức đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người học, khả năng trả nợ,…của người vay vốn)
- Hiệu quả của cho vay học sinh sinh viên đối với địa phương (Số lượng HSSV được vay vốn qua các năm, số HSSV gia tăng qua các năm, số HSSV được vay vốn trở về địa phương làm việc,….)