Năng lực trình độ của NHSCXH tỉnh còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 76)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.4.Năng lực trình độ của NHSCXH tỉnh còn nhiều hạn chế

Kết quả Bảng 3.24 trên cho thấy người đi vay đánh giá cao trình độ và thái độ của đội ngũ cán bộ NHCSXH tỉnh Phú Thọ trong thực hiện chương trình. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề mà NHCSXH tỉnh phải tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể là năng lực thể chế của các tổ chức thực thi chính sách vẫn còn yếu: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sai phạm trong quá trình xác định đúng đối tượng cho vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), còn đòi hỏi thủ tục rườm rà; trễ nãi trong quá trình thẩm định, chứng nhận và nộp hồ sơ lên ngân hàng.

Nhiều trường hợp do việc lưu giữ của hộ gia đình không cẩn thận nên bị mất sổ, Tổ TK&VV, NHCSXH gây khó khăn cho sinh viên, thủ tục làm lại rườm rà, phức tạp.

Hoặc các gia đình nộp hồ sơ đã lâu, gần hết học kỳ mà sinh viên vẫn chưa nhận được vốn vay, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như: trễ hạn đóng học phí, không mua được giáo trình, thiếu thốn về việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại của sinh viên…

Đến thời hạn giải ngân, được Tổ TK&VV thông báo, nhưng khi đến nhận thì phải chờ đợi cả ngày trời và có khi đợt phát vay phải dời lại buổi sau vì không đủ vốn và sinh viên lại phải tiếp tục chờ đợi. Thành viên tổ TK&VV, UBND cấp xã và kể cả cán bộ tín dụng NHCSXH chưa xác định rõ vai trò của mình, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công việc, cũng như trong công tác hỗ trợ người vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý vốn vay đối với tổ trưởng tổ TK&VV thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cán bộ NHCSXH.

Công tác kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức nhận ủy thác và một số thành viên ban đại diện các cấp còn ít, chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa cụ thể, kiểm tra lấy số lượng đạt kế hoạch, chưa có những giải pháp, biện pháp chấn chỉnh xử lý những tồn tại như: chấn chỉnh hoạt động tổ chức, hội nhận ủy thác ở cơ sở, tổ chức bình xét công khai dân chủ, xác nhận đối tượng thụ hưởng, còn một số đối tượng vi phạm chính sách tín dụng ưu đãi, nợ đến hạn (gốc, lãi) không trả được, phát sinh nợ quá hạn.Trình độ tay nghề thấp, khả năng xin việc không cao việc trả nợ ngân hàng lại càng khó khăn hơn.

Công tác xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao do chính quyền địa phương còn vướng mắc trong khâu xử lý, cưỡng chế thu hồi nợ (đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng châu ỳ) vẫn cần dừng lại ở khâu thiết phục, động viên trả nợ là chính. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu vốn trong quá trình giải ngân cho sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 76)