Môi trường chính sách chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 72)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.1.Môi trường chính sách chưa hoàn thiện

Nhìn chung, sự đánh giá của hộ gia đình HSSV về các điều kiện thực hiện chương trình cho vay HSSV là tương đối tốt. Tuy nhiên, một số vấn đề sau đây vẫn còn bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện.

Thử nhất về thủ tục cho vay lỏng lẻo. Theo văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay đối với HSSV do Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội gửi các chi nhánh của ngân hàng này thì tổ TK&VV sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay, phải tiến hành họp để bình xét cho vay. Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho ngân hàng để làm thủ tục phê duyệt cho vay. Ngân hàng nhận được hồ sơ thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi phê duyệt, ngân hàng lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND cấp xã. UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội và tổ TK&VV để báo cho người vay biết đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở ngân hàng để nhận tiền.

Thứ hai, về điều kiện vay vốn: Theo Quyết định của Thủ tướng, điều kiện vay vốn gồm: HSSV mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình nghèo, hoặc gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian học, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú…Nhưng trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ xin vay vốn dễ gặp sai sót như thiếu thông tin, làm không đúng trình tự,… nên không được giải ngân theo đúng thời gian quy định.

Thứ ba, về phương thức cho vay và mức vay: Phương thức cho vay thông qua hộ gia đình với mức tối đa là 1.000.000 đồng một tháng cho mỗi HSSV. Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,65% một tháng, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 150% lãi suất khi cho vay. Người vay vốn phải trả nợ gốc và lãi lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học. Đến thời điểm này, hầu hết các ngành cũng như đối tượng được vay vốn đều cho rằng cần phải xem xét lại mức vay vốn hiện nay là 1.000.000 đồng/tháng chưa đủ đối với tình hình kinh tế hiện nay.

Ngoài ra, khó khăn hiện nay là HSSV vay vốn sẽ được cấp thông qua hộ gia đình, nhưng theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, các trường hợp này đều là các gia đình trong diện nghèo và cận nghèo, khó có khả năng trả nợ. Như vậy người phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn chính là các HSSV được hưởng khoản vay này.

Theo quy định hiện nay, người đứng ra vay tín dụng là các bậc phụ huynh, trong khi đó người thụ hưởng và trên thực tế có trách nhiệm phải trả nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là HSSV. Như vậy, giữa ngân hàng và HSSV chưa có một cam kết nào mang tính pháp lý. Do vậy, việc HSSV phải ký cam kết với ngân hàng về việc trả nợ sẽ là một văn bản dân sự nhưng có tính chất pháp lý. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH vẫn chưa đưa ra hướng dẫn chính thức về việc HSSV sau khi ra trường phải ký cam kết trả nợ để đảm bảo 100% người được vay phải ràng buộc trách nhiệm cùng gia đình hoàn trả vốn.

Thứ tư, về thời gian giải ngân cho HSSV tập trung mỗi năm 02 kỳ, thời gian tuyển dụng các trường không cùng nhau, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, các trường, cơ sở đào tạo nắm bắt thông tin, tổng hợp nhu cầu còn hạn chế nên công tác xây dựng kế hoạch hóa nguồn vốn cho vay chương trình tín dụng HSSV còn bị động, độ chính xác chưa cao.

Thứ năm, về trả nợ , thu nợ. Theo ý kiến của lãnh đạo các trường thì biện pháp khả thi để thu hồi nợ là việc coi bằng tốt nghiệp là "vật bảo đảm" để SV có trách nhiệm trong việc trả nợ. Nhiều chuyên gia cho rằng, sau khi ra trường rất nhiều SV sẽ chưa có việc làm ngay nên chưa đủ khả năng trả nợ và số nợ đó sẽ trở thành nợ... khó đòi! Theo ông Nguyễn Hồng Thao, giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Thọ thì phải phấn đấu đạt mức trả nợ tới 90%, còn lại 10% ngân hàng sẽ cùng với các ban, ngành xã hội, đoàn thể vận động.

Trong khi Ngân hàng Chính sách xã hội kiến nghị Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ- TB&XH tổ chức theo dõi vay nợ đối với HSSV, đặc biệt là khi HSSV ra trường thì phía nhà trường, sau một năm thực hiện cho HSSV vay vốn còn chưa nắm được ai được vay, vậy làm sao có thể theo dõi vay nợ đối với các đối tượng này?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 72)