Nhóm nhân tố liên quan đến tổ chức hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 25)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.4.Nhóm nhân tố liên quan đến tổ chức hoạt động của ngân hàng

hàng. Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH. Chúng

bao gồm một số nhân tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, chiến lược hoạt động của NH. Đây là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới chất lượng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH. Bởi vì,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nếu như NH chỉ hoạt động mang tính chất thụ động, không định hướng một cách cụ thể và có chiến lược hoạt động của mình thì tất yếu NH không thể nâng cao chất lượng hoạt động của mình, trong đó có hoạt động tín dụng. Một khi chất lượng lĩnh vực hoạt động chính không được chú ý thì hoạt động của NH càng nhanh chóng trở nên bế tắc. Điều này có nghĩa là trước hết NH cần chú ý hoạch định một cách khoa học và khả thi chiến lược phát triển của mình, từ đó mới có thể đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Có như vậy, chất lượng tín dụng mới ngày càng được nâng cao.

Thứ hai, mô hình tổ chức của NH. Chúng ta biết rằng đối tượng khách hàng chính của NHCSXH là các hộ nghèo và cận nghèo, những gia đình không có điều kiện cho con em đi học. Các hộ này lại tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, phân bố rải rác trên một địa bàn lớn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, cho nên việc thiết lập mô hình tổ chức mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH cũng phải thích ứng với điều kiện này. Có như vậy việc đưa vốn tín dụng đến với các hộ nghèo mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là hỗ trợ tích cực người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nhưng nếu việc bố trí mạng lưới chi nhánh đến từng huyện, xã, thậm chí đến từng xóm làng như vậy sẽ phát sinh những bất cập rất lớn đó là chi phí hoạt động của Nh tăng cao, thậm chí vượt vốn hoạt động của bản thân NH. Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới chi nhánh rộng khắp như vậy đòi hỏi khả năng quản trị của toàn bộ hệ thống phải tốt. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì tất yếu nhiều hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống sẽ không được kiểm soát chặt chẽ, vốn tín dụng ưu đãi rất có thể sẽ bị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí bị bòn rút bất hợp pháp.

Nhưng nếu không bố trí mạng lưới rộng khắp, chẳng hạn chỉ bố trí mạng lưới chi nhánh đến cấp tỉnh, thì khả năng sâu sát các đối tượng khách hàng sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bị hạn chế, thậm chí dẫn đến tình trạng thoát ly khách hàng. Hậu quả của tình trạng này còn tồi tệ hơn.

Giải quyết mâu thuẫn trên đây sẽ tạo tiền đề để hoạt động của NHCSXH phát huy tác dụng tích cực trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với các hộ nghèo.

Thứ ba, cơ sở vật chất. Trong điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề để NH mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu vốn thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi đã là khó khăn, bản thân nó cũng không kích thích cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Như ta đã biết, trong lĩnh vực tài chính NH có rất nhiều các loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau. Việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụ này sẽ cho phép NH tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Nhưng việc mở ra một loại hình dịch vụ mới đòi hỏi chi phí rất cao. Điều này đặt ra một vấn đề, là nếu như Chính phủ muốn duy trì sự hoạt động bền vững của NHCSXH để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về chính sách xã hội thì trước hết cần đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho NH hoạt động hiệu quả. Đó cũng là cơ sở tăng niềm tin cho các đối tượng chính sách về một sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo song hành với chiến lược tăng trưởng nền khinh tế.

Thứ tư, phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong NH. Nói chung, phong cách của cán bộ nhân viên trong NH tác động rất lớn đến tâm lý của khách hàng. Nhìn chung, tâm lý của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, có con em theo học các trường cao đẳng, đại học, hay chính những HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ trực tiếp đến vay vốn rất dễ mặc cảm, cho nên tạo một sự quan tâm gần gũi hơn với các khách hàng của mình là rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cần thiết để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn gần gũi và họ mới thực sự muốn giữ chữ “tín” với NH. Điều này rất quan trọng khi cho vay HSSV, một sự cho vay nhưng tính đảm bảo trong tín dụng rất thấp. Do đó, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong NH là rất cần thiết. Nhìn chung, trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng nhất là đối với một chương trình tín dụng khá mới mẻ như chương trình tín dụng HSSV. Mặt khác, nếu cán bộ, nhân viên lại thiếu tư cách đạo đức hay hạch sách, vòi vĩnh khách hàng thì quả là rất khó đối với NHCSXH để thực hiện mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững của mình.

Thứ năm, công tác kiểm soát nội bộ. Đây là công tác mà Ngân hàng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả cho vay của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 25)