Sự phối hợp giữa các cấp các ngành chưa chặt chẽ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 77)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.5. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành chưa chặt chẽ:

Việc xác định hộ nghèo theo chuẩn mới từ 2007 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội không còn phù hợp với thực tế, thiên tai dịch bệnh liên tục xảy ra… những hộ tái nghèo không được đưa vào danh sách kịp thời nên ảnh hưởng đến việc xét duyệt cho vay vốn của NHCSXH.

Một số địa phương chưa thực hiện tốt việc xác nhận cho các đối tượng vay vốn học sinh sinh viên, có địa phương bình xét quá chặt chẽ, có hộ thuộc diện chính sách nhưng không được vay gây thiệt thòi cho HSSV, ngược lại có nơi buông lỏng quản lý đối tượng gây thắc mắc trong dân cư vì một số người lợi dụng vay vốn ưu đãi không đúng đối tượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở một xã nhiều học sinh học các trường khác nhau. Học sinh tựu trường trước đợi học sinh tựu trường sau để cùng làm thủ tục nên thời gian chờ vay vốn kéo dài. Ngân hàng chỉ trực giao dịch phát tiền vay ở xã 1 tháng 1 lần. Xã giao dịch trước học sinh được vay trước, xã trực sau học sinh phải đợi nên hộ thường không nhận được tiền vay kịp thời khi các sinh viên vào đầu khóa học.

UBND cấp xã tại một số địa phương thực hiện việc khảo sát điều tra bổ sung chưa kịp thời hộ nghèo, hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính. Một số trường, cơ sở đào tạo thực hiện xác nhận cho HSSV còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho vay của NHCSXH.

Theo Bộ LĐTB -XH, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay thường gặp khó khăn do thiếu thông tin từ địa phương, rất khó có thể kiểm soát được số tiền vay được sử dụng như thế nào. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, chế tài xử lý vi phạm chưa có dẫn đến phát sinh một số vi phạm trong quá trình triển khai như: Một số HSSV sử dụng vốn vay để mua sắm tài sản như xe máy, laptop…

Công tác kiểm tra giám sát, thông tin, tuyên truyền ở một số địa phương, một số ngành, trường, cơ sở đào tạo, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác còn ít, chưa được thường xuyên nên tác dụng còn hạn chế.

Sự phối hợp giữa các chủ thể còn yếu kém, chưa nhất quán giữa quá trình truyền tải thông tin từ NHCSXH  UBND cấp xã  tổ TK&VV  gia đình sinh viên. Theo phản ánh của các trường có HSSV vay vốn, hiện tại việc phối hợp thông tin giữa ngân hàng chính sách, địa phương và nhà trường chưa thông suốt. Nhiều trường cho biết, đến thời điểm này họ không biết có bao nhiêu sinh viên trường mình được vay vốn tín dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sẽ dẫn đến việc khó thu hồi vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chưa tốt. Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn, công tác thông tin, tuyên truyền thiếu thường xuyên. Ở một số nơi công tác thông tin, tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG IV.

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)