Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 61)

1. Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên hiện nay

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, “tăng trưởng” được coi là liệu pháp có tính đầu tàu để khôi phục và tăng tốc kinh tế ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tiếp đó,quan điểm “phát triển” có nhấn mạnh vai trò nhân lực và con người trong hoạt động kinh tế. Tuy vậy các trường phái này đầu lấy lợi ích kinh tế làm chính, coi nhẹ vai trò của tự nhiên với phát triển dài hạn và an toàn. Việc khai thác và sử dụng quá nhiều, quá nhanh tài nguyên đã đến mức báo động ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới.Tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đã xuất hiện, biểu hiện tiêu cực trên nhiều mặt:

- Chi phí khai thác tăng lên, làm tăng giá thành hàng hóa, dịch vụ

- Có tình trạng đầu cơ,lũng đoạn việc khai thác và lưu thông một số sản phẩm thô có tính chiến lược.

- Môi trường sống bị ô nhiễm, bị phá vỡ, nhiều tài nguyên tái sinh không có khả năng phục hồi, bị tuyệt chủng, bị mất đi.

- Toàn cầu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm và mất cân bằng bầu khí quyển, thiếu nước sạch; lương thực, thực phẩm thiếu an toàn,…

Tình trạng trên đây làm cho chất lượng cuộc sống một bộ phận dân cư giảm xuống, tạo ra nhiều rào cản để tăng trưởng, phát triển hiệu quả của nhiều ngành, khu vực và quốc gia.

2. Phát triển bền vững

Đã đến lúc con người phải từ bỏ quan niệm con người là chúa tể của muôn loài, muôn sự vật, đối lập với thiên nhiên.

Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCDE) định nghĩa: phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Như vậy, trong quá trình phát triển phải luôn đặt ra và tìm cách trả lời tối ưu cho các câu hỏi:

- Quy mô, tốc độ khai thác các tài nguyên có bảo đảm cho chúng tái sinh để đáp ứng nhu cấu của các thế hệ tương lai không?

- Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các nguyênbị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không?

Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển đặt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh quốc phòng. Mối quan hệ này có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Hình

Bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng sản lượng (GDP và GDP bình quân đầu người) ở mức tương đối cao, cơ cấu kinh tế phải hợp lí và

Mục tiêukinh tế

Tăng trưởng cao, ổn định

Phát triển bền vững

Mục tiêu môi trường

Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường

và tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu xã hội

Cải thiện phúc lợi xã hội,côngbằng xã hội, phát triển nhân lực

chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu là chính, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí chủ yếu để đánh giá tăng trưởng.

Bền vững về xã hội là bảo đảm cho đất nước không giảm sút dân số, không có dịch bệnh triền miên, chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc,…là quá trình con người được tự do và có nhiều cơ hội lựa chọn, cùng tham gia vào hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, là quá trình mội người cùng được hưởng lợi kết quả của quá trình phát triển ngày càng công bằng hơn.

Bền vững về môi trường: Đối với từng cá nhân cũng như toàn nhân loại, môi trường luôn có 3 chức năng:

- Là không gian sinh tồn

- Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

- Là nơi chứa dựng, hoàn lưu các chất thải trực tiếp và gián tiếp của con người. Do vậy, môi trường bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng vẫn thực hiện được 3 chức năng trên (về số và chất lượng). Môi trường bền vững sẽ bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w