Tác phong, tính kỷ luật của nhân lực

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 52)

Nhân tố này vừa có tính độc lập tương đối vừa phụ thuộc các nhân tố nói trên, đặc biệt là mặt bằng giáo dục.

Ngày nay, lao động bằng máy móc trên cơ sở hợp tác giữa các cá nhân và tập thể người lao động là hình thức tổ chức lao động cơ bản. Do vậy, tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỷ luật của nhân lực ảnh hưởng đến an toàn lao động, chất lượng, năng suất cá nhân và tập thể.

2. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng 2.1. Việc làm và nhân tố ảnh hưởng. 2.1. Việc làm và nhân tố ảnh hưởng.

Theo kinh tế học về lao động, việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa nhân lực (sức lao động) với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo nhu cầu của con người.

Luật Lao động Việt Nam ghi rõ “Mọi hoạt động lao động tạo ra ngụồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.” Từ quan niệm này, việc làm bao gồm các nội dung:

* Là hoạt động của con người. * Hoạt động nhằm tạo ra thu nhập. * Hoạt động đó không bị pháp luật cấm.

Số lượng việc làm phản ánh cầu nhân lực của nền kinh tế. Về lý thuyết, cầu nhân lực phản ánh số lượng nhân lực mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.

Cầu nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co dãn việc làm đối với sản lượng đầu ra.

Tuy vậy cần chú ý là trong nền kinh tế thị trường, cầu nhân lực mang tính chất thứ phát, ngoài hai nhân tố trên, nó còn phụ thuộc vào vốn đầu tư và kỹ thuật công nghệ cùng nhiều nhân tố khác.

3. Nhân lực với tăng trưởng và phát triển kinh tế3.1 Vai trò của nhân lực 3.1 Vai trò của nhân lực

Nhân lực, so với các nhân tố khác, nó là nhân tố sống với hai đặc tính là tích cực và sáng tạo. Tác động của nó với tăng trưởng có tính haimặt.

- Là yếu tố chi phí: nó giữ vai trò phối hợp, liên kết các nhân tố khác để tạo nên kết quả kinh tế. Với đặc tính vốn có, dưới tác động của chính sách, nhân lực có thể liên kết, kéo theo các nhân tố khác tạo nên độ co dãn lớn về nhiều mặt của kết quả sản xuất.

- Là bộ phận của dân số - yếu tố chủ thể hưởng thụ mà quá trình phát triển phải phục vụ: nó đòi hỏi chiến lược, chính sách phát triển phải phù hợp với cung cầu nhân lưc, hướng tới toàn dụng nhân lực, phân phối ngày càng công bằng hơn,..Kết quả là tăng nhu cầu xã hội, hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của con người.

Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ và sự thay đổi cơ cấu lực lượng sản xuất cùng với việc nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của nhân lực; ngày nay người ta cho rằng nhân lực có vị trí trung tâm, là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3.2. Các vấn đề có tính tiêu điểm của quản lý nhân lực

Để quản lý có hiệu quả nhân lực, làm cho nó giữ đúng vị trí và vai trò trong nền kinh tế hiện đại, các Chính phủ thường coi trọng các vấn đề có tính tiêu điểm sau đây:

(1) Đối với chiến lược, chính sách phát triển con người và nguồn nhân lực:

- Phải có chiến lược, chính sách về chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe bà mẹ và trẻ em

- Lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng, theo phương châm căn bản, toàn diện, chú trọng các kiến thức, kỹ năng về xã hội, con người và tự nhiên.

- Có hệ thống đào tạo thích ứng với các thời kỳ phát triển, hướng tới ba mục tiêu cơ bản: có tính đa ngành, chuyên sâu và đón đầu.

- Phối hợp, tăng tính đồng thuận giữa chính sách dân số với chính sách nhân lực, chính sách việc làm.

(2) Đối với chính sách sử dụng nhân lực:

- Thường xuyên hoàn thiện chế độ trả công, gắn chế độ trả công với chế độ tiền thưởng, chế độ đào tạo lại, đào tạo bổ sung,…

(3) Các chính sách văn hóa – xã hội khác:

- Xây dựng, triển khai hệ thống chính sách hỗ trợ, bảo trợ việc làm, đào tạo và đào tạo lại,…

- Xây dựng, triển khai các thể chế văn hóa trong các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w