Khoa học công nghệ với phát triển kinh tế 1 Khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 58)

1. Khoa học và công nghệ

Khoa học là tập hợp những hiểu biết và phát minh trên cơ sở khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Khoa học, về bản chất là cách mạng và tiến bộ.

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình,kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương pháp để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Các thành tựu của khoa học và công nghệ đựơc biểu hiện hữu hình và vô hình. Khoa học, công nghệ có những mặt giống và khác nhau, đồng thời quy định lẫn nhau. Tính quy định cũng có những khác nhau trong từng giai đoạn phát triển.

2. Vai trò của khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế

Khoa học và công nghệ là bộ phận của nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển. Ngày nay, chúng là một trong những nhân tố giữ vị trí trung tâm, nối kết các nguồn lực, giữ vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Khoa học, công nghệ mở rộng khả năng và thay đổi cách thức sản xuất. - Thúc đẩy nhanh việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội.

- Tăng sức cạnh tranh của các hàng hóa dịch vụ, đáp ứng cầu với hiệu quả ngày càng cao.

Tuy vậy, phát triển khoa học và tiến bộ công nghệ cũng tạo ra những hiệu ứng tiêu cực:

- Có thể tạo ra những cú sốc về cơ cấu như tăng tỷ lệ thất nghiệp (do áp dụng nhiều kỹ thuật mới), làm tăng hao mòn vô hình, làm phá sản nhiều ngành , nhiều doanh nghiệp,…

- Tạo ra nhiều chất thải độc, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. - Trực tiếp, gián tiếp làm cạn kiệt nhanh các tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái sinh.

- Chứa đựng nhiều nguy cơ không lường trước (các nhà máy hóa chất, nhà máy sử dụng chất phóng xạ và năng lượng nguyên tử, các sản phẩm biến đổi gien,…)

3. Các vấn đề có tính tiêu điểm trong quản lý đầu tư và khoa học côngnghệ nghệ

- Phải phối hợp các chính sách về đầu tư với phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất có thể được, tối thiểu hóa những tiêu cực do đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Phối hợp các nguồn vốn đầu tư để vốn tích tụ, kết chuyển có hiệu quả (số lượng, chất lượng, thời gian, đối tượng, địa điểm,…).

- Xác định các ưu tiên (về nguồn vốn, loại hình đầu tư,…) để tác động tích cực vào cân bằng chung về đầu tư và hàng hóa dịch vụ,...)

- Xác định các biện pháp để ổn định môi trường đầu tư.

- Xác định các biện pháp dự phòng và khắc phục tai nạn và những hiệu ứng tiêu cực khi ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư

V. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế I. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

1. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên, bao gồm đất, không khí, nước, rừng, các loại năng lượng và khoáng sản trong lòng đất,…Con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích tự nhiên của chúng theo những nhu cầu đa dạng của mình. Tài nguyên thiên nhiên có một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất. Có thể nói, sự phân bố này là do “sự an bài của thượng đế” và là cơ sở tự nhiên của sự giàu có của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ.

- Tài nguyên thiên nhiên là kết quả tích tụ lâu dài

Chính những đặc điểm này làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên quý hiếm, khan hiếm, là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử và các hành động hôm nay cùng nhau duy trì, bảo tồn, khai thác có hiệu quả hơn những cái mà tạo hóa đã ban tặng.

2. Phân loại tài nguyên

2.1. Phân loại theo công dụng

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm:nguồn năng lượng, các khoáng sản, tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, biển và thủy sản, khí hậu,…

2.2. Phân loại theo khả năng tái sinh

Tài nguyên thiên nhiên gồm tại nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 58)