1.1. Cơ cấu ngành kinh tế: Là tương quan giữa ngành trong tổng thể kinh tế,phản ánh quan hệ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với phản ánh quan hệ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các ngành này được hình thành, vận động trong những điều kiện nhất định về kinh tế, xã hội và thể chế, hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu ngành được thể hiện ở các nội dung sau:
- Thứ nhất, đó là số lượng các ngành chủ yếu của nền kinh tế.
Về nguyên tắc, để nghiên cứu và quản lý chính xác trong phạm vi cần thiết, cho phép ngành phải là ngành “sạch”. Nhưng thực tế, số lượng ngành rất nhiều và không cố định. Nếu theo tiêu chuẩn sạch thì số lượng lại rất lớn. Vì vậy phải dựa vào phương pháp phân chia và hợp nhất ngành để có số lượng ngành cần thiết, đủ lớn.
- Thứ hai, đó là mối quan hệ tương tác giữa các ngành về số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng của sản lượng, vốn, nhân lực,… mà mổi ngành tạo ra hoặc sử dụng trong tổng thể kinh tế. Mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng và tính chất tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn tác động gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1,2,3., …Nói chung mối quan hệ giữa các ngành luôn biến đổi theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng cuối cùng.
- Thứ ba, là các xu hướng có tính quy luật hoặc xu hướng ưu tiên (về phát triển các ngành, sử dụng các nguồn lực,… ) trong chuyển dịch cơ cấu ngành.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành kinh là phạm trù động, thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, do sự thay đổi của các nhân tố quy định nó. Ngày nay, khoảng thời gian trung bình cần thiết để cơ cấu ngành kinh tế định hình, chuyển dịch, đạt mục tiêu, bắt đầu chuyển dịch theo cơ cấu mới có xu hướng rút ngắn lại. ( xem hình 4)
Hình 4: Sự định hình và chuyển dịch cơ cấu ngành
- Ngành 1 tăng trưởng nhanh, đạt cực đại về tốc độ, sau đó giảm nhanh- Ngành 2 có tốc độ ổn định trước thời điểm T1