Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 45)

Nhu cầu tiêu dùng là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ (ứng với giá cả ,thu nhập và các điều kiện khác) mà một nền kinh tế đã và sẽ tái sản xuất đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân, bù đắp và tích lũy tư liệu sản xuất, dự trữ tư liệu tiêu dùng và xuất khẩu.

Ma trận X phản ánh cơ cấu ngành sản xuất. Ma trận Y phản ánh cơ cấu nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng bao gồm sức cầu và xu hướng cầu.

1.1. Sức cầu: là toàn bộ các hàng hóa dịch vụ (ứng với giá cả, thu nhập và cácđiều kiện khác) mà nền kinh tế phải tái sản xuất (gồm sản xuất trong nước và nhập điều kiện khác) mà nền kinh tế phải tái sản xuất (gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định.

Sức cầu (của từng hàng hóa và toàn bộ ) có thể được xác định qua thu nhập của dân cư, tích lũy của các doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ, đơn đặt hàng từ nước ngoài và nhiều khoản thu nhập khác.

Sức cầu thường được nghiên cứu, quản lý trong ngắn hạn hoặc trung hạn nhằm ổn định hóa và liên tục hóa sự tăng trưởng và phát triển theo định hướng của chiến lược phát triển.

Sức cầu thực tế có thể dao động so với sức cầu lý thuyết một đại lượng nào đó bởi biến động của giá cả, tác động của chính sách và nhiều nhân tố bất định khác.

Sức cầu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của sản lượng và giá cả cân bằng.

Tính ổn định kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế cũng có thể thay đổi ít nhiều tùy theo biên độ và thời gian của những thay đổi trên.

Y1Y2 Y2 . . Y3 X1 X2 . . Xn

Hình trên cho thấy: khi sức cầu chuyển dịch về bên phải (từ AD0 sang AD2) kéo theo giá cả và sản lượng tăng lên từ p0 lên p2 ;Q0 lên Q2. Ngược lại khi sức cầu giảm, đường cầu chuyển dịch về phía trái, giá cả và sản lượng chuyển dịch theo hướng giảm xuống.

1.2. Xu hướng cầu: là sự thay đổi quy mô và tốc độ của sức cầu theo thời gian. Trong nghiên cứu và quản lý, người ta thường xem xét sự thay đổi của sức cầu Trong nghiên cứu và quản lý, người ta thường xem xét sự thay đổi của sức cầu theo các trung hạn và dài hạn nhằm thấy được những tiêu điểm mà mặt bằng kinh tế đã và phải đạt được để điều chỉnh bổ sung chiến lược phát triển.

Xu hướng cầu và mức độ chuyển dịch của nó chịu tác động, lồng ghép của nhiều nhân tố:

- Đặc trưng cơ cấu hiện tại.

Q1 Q0 Q2p2 p2 p0 p1 E2 E0 E1 AD2 AD1 ADo

Hình: Thay đổi sức cầu với sản lượng và giá cả

- Mức đạt được của các giá trị được coi là tiêu chí phản ánh đặc trưng thời kỳ kinh tế đó (thu nhập bình quân, mức sản xuất và tiêu dùng bình quân về các hàng hóa dịch vụ chủ yếu,…)

- Tiến bộ khoa học công nghệ.

- Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế thế giới và khả năng tiếp nhận và điều chỉnh của từng quốc gia.

Ngày nay các nhân tố trên đây biến đổi nhanh và có tính cách mạng, làm cho các sức cầu được thỏa mãn trong thời gian tương đối ngắn với quy mô tương đối lớn. Theo đó các xu hướng cầu cũng xuất hiện, định hình và chuyển dịch nhanh

1.3. Các tiêu điểm trong quản lý: Trong quản lý, để kích thích, ổn định hóatăng trưởng và chuyển cơ cấu cần phải giải quyết các vấn đề có tính chất tiêu điểm tăng trưởng và chuyển cơ cấu cần phải giải quyết các vấn đề có tính chất tiêu điểm sau:

- Phải lượng hóa quy mô và tốc độ của sức cầu về các hàng hóa dịch vụ chủ yếu để xác định nội dung, phương thức và biện pháp cân bằng chúng, từ đó tác động vào cân bằng chung trên thị trường.(xem hình trang: )

- Sử dụng các biện pháp tác động vào cung và cầu để điều tiết cung khối lượng tái sản xuất, liên tục hóa tăng trưởng theo điều kiện mới của thị trường.

- Lựa chọn trong số hàng hóa, dịch vụ chủ yếu một số hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản để có những biện pháp kích thích và nâng đỡ việc tái sản xuất chúng nhằm giảm bớt thiếu hụt hoặc gây sức ép phát triển và kích thích đầu tư...

- Dự báo các xu hướng cầu, sự chuyển dịch và phân bổ nó trên phạm vị thế giới, khả năng điều chỉnh, tiếp nhận có hiệu quả của quốc gia và thể hiện chúng vào chiến lược, chính sách phát triển.

- Lựa chọn các hình thức, đối tượng đầu tư, đặc biệt là đầu tư của Chính phủ để tạo ra các điều kiện bắt nhịp, đón đầu hoặc kích thích sự xuất hiện nhanh các xu hướng cầu tiến bộ.

- Sử dụng các biện pháp tác động vào cung và cầu để điều tiết cung khối lượng tái sản xuất, liên tục hóa tăng trưởng theo điều kiện mới của thị trường.

Tại sao trước đây trong nghiên cứu và quản lý, vai trò của cầu tiêu dùng chưa được coi trọng?. Sự thật đó do cả lý luận và thực tiễn chưa đưa ra những “ lời giải “ có độ thuyết phục :

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 45)