Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đố

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 40)

1. Lý thuyết phát triển cân đối1.1. Cách đặt vấn đề 1.1. Cách đặt vấn đề

Các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại cho rằng, trong nền kịnh tế thị trường hiện đại xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động mạnh đến việc hình thành và vận động các cân đối lớn ở tầm vĩ mô:

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và khả năng nhận diện sự vận động của nền kinh tế thông qua các “tín hiệu thị trường” để ra các quyết định của các tác nhân ngày càng cao. Họ có những lựa chọn và hành động để đạt tới “sự mong đợi hợp lý”.Trong điều kiện đó, những mục tiêu của chính sách nhằm vào ngắn hạn nhiều khi rất khó đạt được .

- Việc hình thành quy mô và tốc độ của một ngành và giữa các ngành phụ thuộc vào các mối liên hệ về phía trước và phía sau, đồng thời đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Do vậy, các tín hiệu thị trường là một trong những căn cứ quan trọng để Chính phủ điều chỉnh các quan hệ đó theo mục tiêu của chiến lược phát triển.

- Quy mô, loại hình cầu của mỗi loại hàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải thích ứng với thu nhập, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của các tác nhân.Trong điều kiện sự phân hóa thu nhập giữa các ngành, các nhóm dân cư còn lớn thì thị trường phải là lực chính quy định cầu về các giỏ hàng hóa cụ thể.

- Nguồn tài nguyên rất đa dạng, mỗi loại tài nguyên thường đáp ứng cầu với một cấp độ nhất định. Nếu kế hoạch và các chính sách phát triển các hàng hóa dịch vụ theo hướng cô đặc vào một số nhóm nhất định, theo đó sẽ có một số tài nguyên hoặc một bộ phận của nguồn tài nguyên nào đó sẽ thiếu hoặc không có điều kiện kết chuyển có hiệu quả vào các hàng hóa dịch vụ.

- Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho dung lượng thị trường được mở rộng, cơ cấu cung cầu thay đổi linh hoạt, chu kỳ vận động của các lợi thế và bất lợi thế có xu hướng rút ngắn lại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng hình thành và vận động trên cơ sở cân bằng theo lợi thế.

- Chức năng xử lý các vấn đề có tính chất hệ thống về kinh tế, xã hội trở thành chức năng chủ yếu, có tính chất trung tâm trong các chức năng quản lý của Chính phủ.

1.2. Nội dung lý thuyết

Do những vấn đề mới trên đây, việc hình thành và vận động của cơ cấu ngành phải theo phương thức cân đối với nội dung:

- Cần phải coi các lực thị trường là lực chính để điều tiết cơ cấu ngành .

- Khuyến khích phát triển đa dạng (về sản phẩm và cấp độ kỹ thuật, chất lượng,…)

- Không tạo nên sự cách biệt quá lớn (thông qua chính sách) về lợi thế tương quan giữa các ngành mà nên tạo bình đẳng về cơ hội để lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh.

- Khi điều chỉnh tốc độ của một ngành cần tính đến các liên hệ về phía trước, phía sau về số lượng và cả thời gian để thị trường tạo lập các cân bằng mới (giảm bớt “cái chết bất ngờ” cho các tác nhân kinh tế).

2. Lý thuyết phát triển Không cân đối

2.1. Cách đặt vấn đề

Trong số các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại, A.Hirchman có cách nhìn khác hơn trường phái trên về những vấn đề của nền kinh tế và phương thức định hình, chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó đưa ra lý thuyết phát triển “Không cân đối”

Tác giả lý thuyết này, trong khi thừa nhận các đặt vấn đề của trường phái “phát triển cân đối” đã bổ sung thêm một số nội dung mới:

- Yêu cầu tăng trưởng ngày càng cao, trong khi tính khan hiếm tài nguyên cũng tăng lên, thậm chí có những nguồn cạn kiệt nhanh theo thời gian. Nếu phát triển cân đối sẽ phân tán tài nguyên, đặc biệt là vốn đầu tư, nhân lực trình độ cao, tạo nên tăng trưởng nóng, kéo dài thời gian đạt quy mô kinh tế tối ưu của các ngành.

- Vị trí của mỗi ngành (mỗi hàng hóa dịch vụ) là khác nhau trong việc đáp ứng các mục tiêu của từng thời kỳ và giai đoạn kinh tế. Vì vậy cần phải đầu tư tập trung để tạo ra các hàng hóa, dịch vụ có tính chất điều kiện, tính tới hạn, có tính gây sức ép phát triển, hoặc kéo theo sự liên kết giữa các ngành, vùng và thời kỳ kinh tế.

- Hợp tác quốc tế trở thành nhân tố tăng trưởng và phát triển có tính bắt buộc và sống còn, đòi hỏi có những “điều kiện chung” và phải tôn trọng “luật chơi chung”.Trong khi đó điểm xuất phát và hoàn cảnh kinh tế xã hội từng quốc gia lại

khác nhau. Vì vậy cần phải đầu tư tập trung để tạo ra và hoàn thiện những điều kiện trên, làm cho đất nước đi ra nhanh với thế giới.

- Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu mới, thị trường với các cơ chế của nó không còn đủ sức điều tiết có hiệu quả các cân đối lớn ở tầm vĩ mô, đòi hỏi Chính phủ phải có những hiệu chỉnh cần thiết để chuyển dịch nhanh cấu trúc kinh tế, xã hội; hạn chế tác động bất lợi của thị trường,…

- Có nhiều phương thức thực hiện cân bằng kinh tế. Chúng tác động lẫn nhau, lồng vào nhau cùng giải bài toán về các cân đối vĩ mô, ngoài phương thức giữ vai trò chính, có vị trí trung tâm là thông qua trao đổi trên thị trường, còn có các phương thức cân bằng theo lợi thế, cân bằng bên trong với cân bằng bên ngoài, cân bằng theo tương quan lực lượng. Do vậy chính phủ phải có những ưu tiên để phối hợp các phương thức, tối đa hóa những tích cực, tối thiểu hóa những tiêu cực của cân bằng kinh tế.

-Do mặt bằng kinh tế chuyển dịch nhanh, kéo theo “mạng” các quan hệ kinh tế vận động và thoát nhanh ra khỏi các quan hệ và quan niệm truyền thống. Thời cơ, nguy cơ của phát triển xuất hiện nhanh và đòi hỏi tiếp nhận hoặc loại bỏ nhanh mới ổn định được quỹ đạo phát triển. Do vậy Chính phủ phải có những lựa chọn và ưu tiên trong quá trình định hình và chuyển dịch cơ cấu

2.2. Nội dung lí thuyết phát triển “không cân đối”

Với những thừa nhận và phát triển các quan điểm trên đây, A.Hirchman đề nghị nên phát triển theo phương thức không cân đối với nội dung là:

- Trên cơ sở phân tích vị trí thứ bậc của các sức cầu và xu hướng cầu cùng các lợi thế về sản xuất các hàng hóa, dịch vụ; tập trung đầu tư vào một số ngành có nhiều lợi thế nhất.

- Phối hợp các công cụ và phương pháp quản để đẩy nhanh tốc độ các ngành ưu tiên đó.

- Đầu tư tập trung và khuyến khích tăng trưởng các ngành có sức cầu lớn ở bên ngoài và có lợi thế ở trong nước

- Chính phủ thông qua các biện pháp kinh tế và phi kinh tế, đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khu vực giữ vai trò “cực phát triển” hoặc góp phần lấp “lỗ trống chậm phát triển”.

Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với các nước đang phát triển ở thời kỳ ổn định hóa, hoặc thời kỳ điều chỉnh lớn về cơ cấu.

Cần chú ý rằng, vấn đề thuộc về khoa học, nghệ thuật của quản lý khi vận dụng lý thuyết này là ở chỗ chọn đúng cực phát triển hoặc lỗ trống chậm phát triển, xác định “thời gian sống” và hình thức đầu tư tạo ra chúng. Bởi vì trong trường hợp ngược lại, các luồng tài nguyên sẽ vận động lãng phí và quan trọng nhất là đất nước trễ hẹn, lỡ bước với thời gian.

Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chuẩn (hay là căn cứ) để chọn ngành giữ vai trò cực phát triển:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w