Vốn với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1 Vốn sản xuất và vốn đầu tư

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 54)

1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư

1.1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư

- Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động.

- Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất.

- Đầu tư là hoạt động kinh tế, trong đó người ta sử dụng các tài nguyên để tiến hành các hoạt động nhằm tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng tài sản cố định và các tài sản khác để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh,… nhằm thu được kết quả nhiều hơn trong tương lai so với giá trị các tài nguyên đã bỏ ra.

* Các tài nguyên bỏ ra là vốn, nhân lực, máy móc,công nghệ,…

* Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học, công nghệ được tích lũy,…

- Hoạt động đầu tư được nghiên cứu và quản theo nhiều hình thức.

* Nếu xét mức độ chi phối, tham gia của người đầu tư vào quá trình đầu tư người ta phân ra đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

* Nếu xét theo tính chất, người ta phân ra đầu tư phát triển, đầu tư thương mại, đầu tư tài chính.

2. Tác động của vốn sản xuất và vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triểnkinh tế kinh tế

- Đầu tư làm thay đổi tổng cầu, chiều hướng tăng trưởng và tính ổn định kinh tế vĩ mô

Trong ngắn hạn mà xét, vốn đầu tư là bộ phận có tỷ trọng và độ dao động lớn trong chi tiêu. Do vậy nó sẽ kéo theo độ co dãn và chiều hướng chuyển dịch của tổng cầu, sản lượng thực tế, giá cả cùng với các yếu tố khác thuộc về tính ổn định kinh tế vĩ mô.

- Đầu tư làm thay đổi số lượng và chất lượng của tổng cung.

Trong trung hạn,dài hạn mà xét, thông qua đầu tư kỹ thuật được đổi mới, văng lực sản xuất tăng lên, trình độ nhân lực được cải thiện.Tổng cung tăng, đường biểu diễn chuyển dịch về bên phải.

- Thông qua đầu tư,dưới tác động của các chính sách và công cụ quản lý; cơ cấu ngành, cơ cấu kỷ thuật, cơ cấu vùng kinh tế được chuyển dịch.

- Thông qua đầu tư (với số lượng và chất lượng nhất định), các nguồn tài nguyên khác được lôi kéo hoặc có môi trường hoặc có thêm điều kiện để kết hợp có hiệu quả trong hoạt động kinh tế.

- Là điều kiện và là dung môi để kết chuyển các thành tựu khoa học công nghệ. - Thông qua đầu tư, các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại có điều kiện và “dung môi” để du nhập, kết chuyển.

Với những tác động trên đây, ngày nay người ta coi đầu tư là chìa khóa của sự phát triến.

Cần chú ý rằng, sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng không là những quá trình riêng lẻ mà là những quá trình lồng ghép, quy định lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế.

Có thể thấy sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng qua mô hình sau:

55 AS AD1 AD p1 p2 E0 E1 E2 p0 P AS1

Hình trên cho thấy: Nền kinh tế đang cân bằng ở E0 (Y0; p0) ;khi đầu tư tăng, đường cầu chuyển dịch về bên phải, nền kinh tế cân bằng ở E1 ( Y1; p1 ).

Sau khi đầu tư, vốn được kết chuyển, năng lực sản xuất và phục vụ tăng lên, chi phí sản xuất giảm; đường tổng cung chuyển dịch về bên phải nền kinh tế cân bằng hiệu quả hơn ở E2 (Y3; p3 ).

3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư

Cầu vốn đầu tư là dự định (kế hoạch) của chủ đầu tư nhằm thay thế và tăng thêm giá trị tài sản cố định hay dự trữ tài sản lưu động.Giá trị những tài sản này là nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, dịch vụ hoặc tiêu thụ trong tương lai (với thời gian đã dự định).

Cầu đầu tư phụ thuộc vào tốc độ tăng cầu về các hàng hóa dịch vụ. Cần chú ý rằng: không có mối liên hệ chặt chẽ giữa khối lượng sản xuất hiện thời và sự thay đổi cầu về các hàng hóa dịch vụ được dự báo trong tương lai. Qua nghiên cứu về cầu đầu tư người ta thấy rằng, tại mỗi thời điểm xác định, nhu cầu đầu tư là một đại lượng xác định không phụ thuộc khối lượng sản xuất hay thu nhập mà phụ thuộc vào nhân tố như lãi suất tiền vay và các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay.

3.1 - Lãi suất tiền vay:

Đầu tư nhằm mục đích tăng số và chất lượng tài sản cố định và tài sản lưu động và các tài sản khác. Mục đích này, xét cho cùng do quy luật tối đa hóa lợi nhuận quyết định. Khi đầu tư, các nhà đầu tư thường sử dụng vốn vay và coi tất cả các vốn đầu tư khác như là vốn đi vay. Hiện giá thuần và nội suất thu nhập là những chỉ tiêu và và công cụ để người ta kiểm định và quyết định có đầu tư hay không.Như vậy lãi suất tiền vay là nhân tố làm hăng hái hay nản lòng nhà đầu tư, làm thay đổi cầu đầu tư của nền kinh tế.

Hình trên minh họa mối quan hệ giữa lãi suất i và cầu đầu tư I:

Khi lãi suất suất tiền vay giảm từ i0 xuống i1 thì cầu đầu tư tăng từ I0 đến I1.

3.2 - Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay: Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay,tạo nên những tín hiệu theo đó các nhà đầu tư lựa chọn để tìm thấy “sự mong đợi hợp tạo nên những tín hiệu theo đó các nhà đầu tư lựa chọn để tìm thấy “sự mong đợi hợp lý”.

3.2.1. Chu kỳ kinh doanh: Yếu tố quan trọng quyết định đầu tư là sản lượngkỳ vọng ở thời kỳ các dự án đi vào hoạt động.Trong khi đó mỗi mức sản lượng lại phụ kỳ vọng ở thời kỳ các dự án đi vào hoạt động.Trong khi đó mỗi mức sản lượng lại phụ thuộc vào từng phân kỳ của chu kỳ kinh doanh. Do vậy, ở mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ có các cầu đầu tư khác nhau.

i0

i1 Di

I I0 I1 I0 I1

3.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cùng với lãi suất tiền vay, thuế thu nhậpdoanh nghiệp cũng làm thay đổi cầu đầu tư. Nhờ đó, Chính phủ có thể điều chỉnh cầu doanh nghiệp cũng làm thay đổi cầu đầu tư. Nhờ đó, Chính phủ có thể điều chỉnh cầu đầu tư cho phù hợp với yêu cầu phát triển thông qua các chính sách.

3.2.3. Môi trường đầu tư: Đầu tư, hiểu theo một khía cạnh khác, có thể coi làcanh bạc với số tiền lớn, rõ ràng, để mong thu lại nhiều hơn ở tương lai mà đầy may canh bạc với số tiền lớn, rõ ràng, để mong thu lại nhiều hơn ở tương lai mà đầy may rủi. Độ rủi ro của đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư.

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố lồng ghép quy định lẫn nhau: số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng; hệ thống luật, chính sách; trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô, các quy định hành chính; mặt bằng giáo dục văn hóa,…Trong quá trình tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ vai trò quan trọng, có tính trung tâm.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng, trước đây cầu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào lãi suất,thuế, cơ sở hạ tầng, giá cả các nhân tố, …Những nghiên cứu gần đây cho thấy, do toàn cầu hóa , hợp tác hóa về kinh tế, nhiều yếu tố cần phải và có thể và phải đi nhanh tới các tiêu chuẩn và mặt bằng chung. Trong điều kiện đó, cầu đầu tư ở mỗi quốc gia sẽ phụ thuộc vào những nhân tố đặc thù nhất, hoặc có tác dụng liên kết, xâu chuỗi nhiều nhất. Người ta nêu lên một thứ tự ưu tiên như sau: Tính rõ ràng,minh bạch của hệ thống luật, chính sách, thủ tục hành chính; tình trạng cơ sở hạ tầng; tình trạng nguồn nhân lực và mặt bằng giáo dục, văn hóa,…Cuối cùng mới là độ ưu đãi trong thuế khóa liên quan đến đầu tư.

4. Các nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư của một quốc gia, xét theo nguồn gốc, có các bộ phận sau: - Nguồn từ quỹ khấu hao

- Nguồn từ tiết kiệm nội địa - Nguồn từ tiết kiệm ở bên ngoài - Các nguồn đặc biệt khác

Các nguồn vốn này được tích tụ, tập trung và vận động thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các chủ đầu tư tiếp cận với hệ thống này để vay vốn, trang trải cho các nhu cầu đầu tư.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 54)