Hệ thống các công cụ quản lý

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 67)

Để làm chủ môt phức hợp đa nhân tố, trong đó nền kinh tế là một phức hợp khổng lồ, Nhà nước phải sử dụng hệ thống các công cụ và phối hợp chúng theo những quan hệ và nguyên tắc nhất định. Xét cho cùng, nội dung cơ bản có tính chất tiêu điểm của quản lý là phối hợp đồng bộ các công cụ quản lý nhằm làm chủ sự vận động của các quan hệ cân đối theo hệ mục tiêu đã xác định.

Quản lí là một khoa học,đồng thời là nghệ thuật. Tính khoa học chắc chắn có nhiều người đồng tình, còn tính nghệ thuật nhiều người còn e ngại?

1. Hệ thống luật (về kinh tế)

- Luật do cơ quan quyền lực quản lý - Nhìn vào trung hạn, dài hạn là chính

- Đưa ra những định hướng, những giới hạn điều tiết có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho hệ thống quản lý

- Góp phần định hướng quỹ đạo vận động, điều chỉnh cấu trúc phát triển (của đối tượng quản lý)

2. Hệ thống chính sách kinh tế

Luật nhằm điều chỉnh những mặt căn bản, có tính ổn định, tạo ra “luật chơi”

nhằm định hướng, tạo ra khuôn khổ vận động của một phức hợp quản lý trong trung và dài hạn. Trong khi cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi đòi hỏi kinh tế và quản l ý phải có những thích ứng nhất định. Do vậy phải có chính sách để điều chỉnh đối tượng quản lý thích ứng với các diễn biến ngắn hạn và trung hạn . Nói theo ngôn ngữ triết học là chính sách điều chỉnh những cái riêng, cái cụ thể nhưng không ổn định trong cái chung.

- Chính sách do cơ quan hành pháp (chính phủ,UBND các đia phương) quản lý.

- Chính sách nhìn vào trung hạn, ngắn hạn là chính, nhằm ổn định hóa, liên tuc hóa tăng trưởng và phát triển theo giới hạn, xu hướng mà chiến lược và hệ thống luật đã xác định.

* Chú ý: trong một số lĩnh vực chưa thể hoặc không thể dùng luật, hoặc một số mặt và lĩnh vực có tính căn bản, nền tảng của sự tồn tại và phát triển của đất nước bên cạnh luật còn phải có chính sách để điều tiết. Tất cả những trường hợp đó, chính sách lấy trung hạn, dài hạn làm chính

3. Các giải pháp ổn định hoá

Dù cho luật, chính sách được xây dựng và quản lí thật tuyệt vời, sự mất ổn định vĩ mô vẫn có thể xẩy ra do những nhân tố "bất định”: diễn biến thời tiết, sự thay đổi luật và chính sách từ bên ngoài, dòng xoáy đẩy tới (tốt và xấu) của quản lí từ thời kì trước, các biến động ngẫu nhiên của thị trường,…. Do đó phải sử dụng các giải pháp ổn định hóa để lập lại sự ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện mới, khôi phục môi trường để hệ thống quản lí hoạt động.

Các giải pháp ổn định hóa thường sử dung là :điều tiết dự trữ hàng hóa, tiền tệ; hạn ngạch xuất nhập, các biện pháp đặc biệt khác.

4. Hệ thống thông tin, tiêu chuẩn định mức

4.1. Hệ thống thông tin: Thông qua hệ thống thông tin Chính phủ xây dựng vàkiểm tra sự hoạt động của hệ thống quản lí, đưa ra những khuyến cáo có tính chất kiểm tra sự hoạt động của hệ thống quản lí, đưa ra những khuyến cáo có tính chất định hướng các hoạt động kinh tế, giúp các tác nhân lựa chọn các hành vi phù hợp.

Như vậy,thông tin sơ lược, sai lạc, thậm chí dối trá thì tai họa biết nhường nào cho mọi tác nhân kinh tế.

Hệ thống thông tin gồm hai bộ phận cơ bản:

- Hệ thống thông tin của Chính phủ (hệ thống thống kê, thông tin của các cơ quan nghiên cứu và xử lí thông tin của chính phủ )

- Hệ thống thông tin phi Chính phủ: hệ thống thông tin này do các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu-kinh doanh thông tin thu thập, xử lí và công bố (theo luật về thông tin-báo chí.

Hệ thống kế hoạch theo nghĩa rộng gồm chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn.

Có quan điểm cho rằng hệ thống quy hoạch về phát triển cũng thuộc hệ thống kế hoạch.

Do nội dung và chức năng của nó, kế hoạch là đối tượng và là căn cứ của hệ thống quản lí.

6. Các công cụ khác

Các công cụ khác, trong thực tế, là những truyền thống, tập quán, những thể chế tự nguyện có những yếu tố tiến bộ; được luật pháp hóa,chính sách hóa trong phạm vi cần thiết cho phép.

Ví dụ:Truyền thống, tập quán tiến bộ của các làng xã, được “chính sách hóa” thành chính sách xóa đói giảm nghèo và chính sách văn hóa làng xã;…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w