Các nhân tố phi kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 65)

Có nhiều nhân tố phi kinh tế có tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phạm vi bài giảng chỉ đề cập đến một số nhân tố sau đây:

1. Truyền thống, tập quán với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Truyền thống tập quán (trong sản xuất, tiêu dùng và các sinh hoạt xã hội) là kết quả lâu dài của lịch sử - tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua kiểu cách sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ, các hình thức sinh hoạt xã hội của các cộng đồng, các khu vực và vùng lãnh thổ.

Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho thị trường các nhân tố được mở rộng. Trong khi đó, truyền thống và tập quán ít bị quốc tế hóa và toàn cầu hóa, nó trở thành lợi thế để các quốc gia duy trì tăng trưởng, chuyển hóa nó vào hàng hóa, dịch vụ đáp ứng cầu cho cả thị trường bên ngoài.

Cần chú ý rằng, truyền thống, tập quán là lợi thế, nhưng không có ý nghĩa tuỵêt đối và vĩnh viễn. Khoa học và nghệ thuật vận dụng truyền thống, tập quán là phải phối hợp với các nhân tố khác như thế nào để nó hóa thân vào các yếu tố kinh tế và được thời đại chấp nhận. Hàng hóa dịch vụ dựa trên đó phải duy trì được tính cạnh tranh ở các thị trường.

2. Các thể chế có tính tự nguyện của các cộng đồng

Nhân tố này cũng là kết quả của quá trình lịch sử -tự nhiên và xã hội. Nó được các cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện cùng xây dựng và thực hiện các quy ước của các cộng đồng dân cư (hoặc dân tộc) về các hoạt động kinh tế và sinh hoạt xã hội.

Với các thể chế này, một hệ thống ràng buộc, hệ thống hành lang và luật chơi được vận hành. Nó tác động tích cực và cả tiêu cực đến sự phát triển. Sự tác động của hệ thống này thường vận động ngược chiều với đà phát triển kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện của thể chế quản lý của Chinh phủ. Một khi đất nước đã đi vào phát

triển hiện đại các thể chế này có thể lụi tàn, thay vào đó là hệ thống thể chế quản lý của Chính phủ.

3. Các hình thái ý thức xã hội (các tôn giáo)

Mỗi hình thái ý thức xã hội (tôn giáo) có hệ thống các giá trị mà mỗi tín đồ và toàn thể giáo hội hằng theo đuổi. Ứng với hệ thống giá trị đó là hệ thống các giáo luật, các quy ước đặt ra cho các tín đồ. Một khi các hế thống trên vận hành nó sẽ tác động, ghi dấu lên quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tín đồ đạo Hồi coi con heo là con vật dơ bẩn nên ngành nuôi và chế biến thịt heo không phát triển. Trong khi đó nghĩa vụ đóng thuế được coi là giáo luật nên nguồn thu của ngân sách Chính phủ tương đối ổn định. Phụ nữ không được khuyến khích đi làm nên một bộ phận tài nguyên bị lãng phí.

Do vậy, chiến lược và chính sách phát triển, đặc biệt những quốc gia đa tôn giáo cần phải đặc biệt coi trọng cân bằng lợi ích của các tôn giáo.

3. Diễn biến cùa thời tiết

Thời tiết, khí hậu biến đổi theo những quy luật của nó.Tuy vậy con người chỉ có thể tiếp cận sự vận động của nó theo quy luật số lớn mà không thể biết hết mọi diễn biến của nó trong ngắn hạn.

Thời tiết có thể tạo nên những thuận lợi bất ngờ, nhưng cũng có thể đưa lại nhiều mất mát và đau khổ không lường trước cho con người. Để tối đa hóa những thuận lợi, tối thiểu hóa những bất lợi, ngày nay các nước đều có chiến lược phát triển bền vững, chính sách thân thiện với thiên nhiên, chung sống với thiên nhiên.

Chương V. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN - tiến sĩ Võ Xuân Tâm (Trang 65)