Xây dựng cơ quan chuyên trách bảo vệ các quyền và lợi ích của

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 103)

của con người về bồi thường nhà nước cấp quốc gia

Theo quy định của Luật TNBTCNN, cơ quan có TNBT trong hoạt động quản lý hành chính là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại (Điều 14); cơ quan có TNBT trong

hoạt động tố tụng hình sự là cơ quan được quy định tại các Điều 29, Điều 30, Điều 31 và Điều 32 của Luật TNBTCNN; cơ quan có TNBT trong hoạt động thi hành án hình sự là trại giam, trại tạm giam, cơ quan quản lý nhà tạm giữ, cơ quan công an có thẩm quyền và Toà án ra quyết định thi hành án và cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại (Điều 40). Như vậy, Luật quy định cơ quan có trách nhiệm theo mô hình phân tán. Ưu điểm của mô hình này là gắn hoạt động chuyên môn khi giải quyết bồi thường và không làm phát sinh bộ máy. Tuy nhiên, điểm hạn chế cơ bản của mô hình này là: thiếu khách quan trong hoạt động giải quyết bồi thường; người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc phải chờ đợi cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có TNBT; không bảo đảm tính chuyên nghiệp trong giải quyết bồi thường, dẫn đến lúng túng, kéo dài thời gian giải quyết, gây bức xúc cho người bị thiệt hại.

Để giải quyết bất cập này, học viên cho rằng cần xây dựng một cơ quan chuyên trách bảo vệ các quyền và lợi ích của con người về BTNN cấp quốc gia, tức là, giao cho một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận và thay mặt Nhà nước giải quyết bồi thường cho mọi tổ chức, công dân bị thiệt hại trong phạm vi cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án được pháp luật bảo vệ như hiện nay. Khi thay mặt nhà nước giải quyết, cơ quan đại diện nhà nước thực hiện giải quyết bồi thường sẽ phối hợp với cơ quan quản lý người thi hành công vụ để giải quyết. Trường hợp xác định người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường ban hành quyết định bồi thường. Trường hợp xác định người thi hành công vụ không thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc không gây ra thiệt hại thì không ban hành quyết định giải quyết bồi thường. Người bị thiệt hại có quyền khởi

kiện vụ án về BTNN nếu như không nhất trí với quyết định của cơ quan giải quyết bồi thường.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)