Thực tiễn áp dụng Luật TNBTCNN và văn bản hƣớng dẫn

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 58)

Từ năm 2010, Luật TNBTCNN được Nhà nước được đưa vào triển khai áp dụng và phát huy hiệu quả trên thực tế bước đầu đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập cơ chế đặc thù để cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Qua đó, chủ trương đưa Luật TNBTCNN từng bước đi vào cuộc sống là cơ hội đáng mừng cho người dân ngày càng thực hiện được nhiều hơn quyền con người, quyền công dân của mình, phù hợp với quy định của bản Hiến pháp 2013, mà trong đó, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, nâng tầm và đề cao. Người dân bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án đều được thực hiện quyền yêu cầu

bồi thường nhà nước; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ có sự chuyển biến rõ nét. Những biểu hiện này cho thấy Luật TNBTCNN đang từng bước đi vào cuộc sống, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đang dần được thực thi và đi sâu vào tư duy cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức một cách tự nhiên với tinh thần coi nhân dân như con ngươi của chính mình trong quá trình thực thi công vụ, giảm thiểu một cách tối đa nhất những sai sót dù là vô tình khi thi hành công vụ và khi thực hiện pháp luật để bảo vệ quyền của người dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 58)