Về các thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 46)

loại thiệt hại được bồi thường để một mặt, giúp người dân tự bảo vệ quyền của mình, tự xác định được thiệt hại mà mình bị gây ra và tự áng mức bồi thường mà bản thân sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật, để từ đó, thiện chí và hiểu biết hơn trong quá trình thỏa thuận, thương lượng với cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mặc khác, giúp cơ quan Nhà nước bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tránh tình trang dân lạm dụng quyền yêu cầu bồi thường để trục lợi nhiều hơn mức Nhà nước gây ra thiệt hại, và để có cơ sở tính sát nhất đối với thiệt hại mà công chức của mình đã gây ra. Cụ thể, có 05 loại thiệt hại được pháp luật quy định như sau:

Một là, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 45 của

Luật TNBTCNN trong đó, quy định rõ đối với các loại tài sản như: những tài sản bị xâm phạm là tài sản đã bị phát mại, bị mất; tài sản bị hư hỏng; thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản hoặc các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ được pháp luật về BTNN quy định cụ thể về mức tính thiệt hại mà người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước bồi thường.

Hai là, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được chia

thành 03 trường hợp cụ thể là: nếu xác định được người bị thiệt hại có thu nhập thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất; xác định có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu xác định thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ

quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Ba là, thiệt hại do tổn thất về tinh thần, là loại thiệt hại khó có thể đong

đếm được với những gì người bị thiệt hại phải gánh chịu. Tuy nhiên, Nhà nước đã nỗ lực để liệt kê các trường hợp có thể được Nhà nước bồi thường vào đạo luật riêng về BTNN. Tuy rằng còn chưa đủ so với thực tế người bị thiệt hại gặp phải, tuy nhiên, phạm vi thiệt hại về tinh thần cũng phần nào được điểm tên, trong đó, cụ thể là thiệt hại do việc: bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu; sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu; bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định gười bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.

Bốn là, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, trong đó, thân

nhân của người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước chi trả khoản tiền chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; và

bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của CQNN có thẩm quyền.

Năm là, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ, trong đó, Nhà

nước sẽ bồi thường khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, đối với trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Có thể nói, việc liệt kê từng loại thiệt hại mà người thi hành công vụ có khả năng gây ra cho công dân của mình đã thể hiện việc tự nhận trách nhiệm cao của CQNN đối với mọi hình thức mà dù vô ý hay cố ý của công chức nhà nước gây ra cho người dân của mình trong quá trình thực thi công vụ, làm mất quyền và lợi ích của họ. Qua đó, bảo vệ người bị thiệt hại một cách toàn diện đối với những thiệt hại họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, vẫn còn có những thiệt hại một số loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại rất quan tâm nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đề cập như phục hồi vị trí công tác, chế độ hưu trí, chi phí đi lại, ăn ở của người bị thiệt hại trong quá trình thực hiện khiếu nại, khiếu kiện không được Nhà nước chấp nhận bồi thường.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)