Kết quả giải quyết bồi thường

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)

Việc áp dụng các quy định của Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành vào giải quyết bồi thường tại các địa phương có vụ việc bồi thường đã thể hiện tính hiệu quả, tác động mạnh mẽ của Luật TNBTCNN cũng như tạo thuận lợi tối đa để người dân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, bảo đảm quyền con người trong việc yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại mà Nhà nước gây ra.

Tính đến ngày 30/09/2013, cơ quan nhà nước các cấp đã thụ lý 247 vụ việc, trong đó, số vụ việc đã giải quyết xong là 167 vụ việc (chiếm tỷ lệ 67,6 %). Trong lĩnh vực quản lý hành chính, số lượng vụ việc đã thụ lý là 107 vụ việc, số vụ việc đã giải quyết xong là 53 vụ việc (chiếm tỷ lệ ~ 50%). Trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã thụ lý 124 vụ việc, số vụ việc đã giải quyết xong là 92 vụ việc (chiếm tỷ lệ 74%). Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Tòa án các cấp đã thụ lý 15 vụ việc và đã giải quyết xong 1 vụ (chiếm tỷ lệ 0,6%), 4 vụ việc đang trong quá trình giải quyết (chiếm tỷ lệ 27%). Trong

lĩnh vực thi hành án dân sự, số vụ việc đã thụ lý là 33 vụ việc, trong đó đã giải quyết 17 vụ việc (chiếm tỷ lệ 51,5%). Tổng số tiền giải quyết bồi thường (được xác định tại Quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án của Tòa án xét xử tranh chấp về bồi thường nhà nước) là 54.413.065.056 đồng.

Như vậy, so sánh giữa các lĩnh vực thì tố tụng hình sự là lĩnh vực phát sinh nhiều yêu cầu bồi thường nhất, tiếp đến là các lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án dân sự và tố tụng dân sự, tố tụng hành chính [18, tr.10].

Như vậy, kết quả giải quyết bồi thường cho thấy so với các lĩnh vực quản lý hành chính và tố tụng, số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường cũng như được giải quyết xong trong lĩnh vực THADS chiếm tỷ lệ cao nhất. Tình hình yêu cầu bồi thường trong các lĩnh vực này trên thực tế cũng rất phức tạp, khiếu nại kéo dài, có những vụ việc số tiền yêu cầu bồi thường là không lớn nhưng đương sự thường khiếu nại rất gay gắt, thậm chí khiếu kiện yêu cầu bồi thường vượt cấp, vượt thẩm quyền. Mặc dù vẫn có những kết quả không mong muốn như vậy và dù còn có một số quy định của pháp luật về TNBTCNN chưa phù hợp hoàn toàn với thực tiễn áp dụng nhưng không thể phủ nhận việc thi hành Luật TNBTCNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)