Quyền con người về bồi thường nhà nước có phù hợp với pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 87)

luật quốc tế hay không?

Để đánh giá quyền con người về BTNN có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không, thì phải đánh giá được các quyền con người quy định trong

Luật TNBTCNN so với quy định về các quyền cơ bản của con người trong pháp luật quốc tế, cụ thể là:

- Quyền sống được quy định tại một số văn bản quốc tế về quyền con người, bao gồm: Điều 3 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR); Điều 3,4,5,7 của Công ước về ngăn ngừa và chừng trị tội diệt chủng năm 1948 (CPPCG); Điều 6 của Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) và Điều 1 Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại năm 1968. Theo đó, Điều 6 ICCPR quy định: “mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống

một cách tùy tiện” [25, tr.4]. Điều này có nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào,

kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia như chiến tranh, tội phạm diệt chủng hay tội phạm chống lại nhân loại thì quyền này cũng không thể bị vi phạm. Việt Nam là thành viên của Công ước này, và “hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến quyền sống đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; về cơ

bản, phù hợp với các chuẩn mực nền theo quy định của ICCPR” [25, tr.5].

Theo đó, Luật TNBTCNN mở rộng các loại thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 48) và thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (Điều 49). Như vậy, đối với việc quy định về thiệt hại được bồi thường trong Luật TNBTCNN cơ bản là phù hợp với pháp luật quốc tế liên quan đến quyền sống của con người.

- Quyền bất khả xâm phạm, không bị tra tấn, nhục hình và được đối xử nhân đạo được quy định tại Điều 1, 3, 5 UDHR trong đó khẳng định “không ai bị tra tấn, hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp

nhân phẩm” [28, tr.15] và Điều 7, 17 của ICCPR quy định việc không ai bị

xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Pháp luật quốc tế đã nhấn mạnh và khẳng định mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những

xâm phạm như vậy, bảo đảm việc không ai bị tra tấn hay bị áp dụng hình phạt nhục hình. “Pháp luật Việt Nam về nhóm quyền này là một hệ thống pháp luật

tiến bộ, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và ngày càng được hoàn thiện” [28,tr.

25]. Luật TNBTCNN có quy định về phạm vi được bồi thường trong hoạt động TTHS tại Điều 26 và liệt kê thiệt hại được bồi thường tại Điều 47 thiệt hại do tổn thất về tinh thần và Điều 51 về việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS, trong đó, những người bị Nhà nước gây ra thiệt hại liên quan đến việc hạ thấp nhân phẩm sẽ được Nhà nước bồi thường, công khai xin lỗi. Điều này là phù hợp với pháp luật quốc tế liên quan đến quyền sống của con người. Tuy nhiên, đối với quyền bất khả xâm phạm, Luật TNBTCNN còn có chỗ chưa phù hợp với pháp luật quốc tế ở chỗ chưa có quy định nào liên quan đến bồi thường trong trường hợp người dân bị chịu đựng hình phạt nhục hình, ép cung tàn bạo hay bị đối xử vô nhân đạo.

- Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là quyền cơ bản nhất của con người được nhân loại thừa nhận tại Điều 9 UDHR

“không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện” [27, tr.2] và được

chi tiết hóa tại Điều 9 của ICCPR 1966. Pháp luật Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế liên quan đến quyền này “trừ trường hợp việc tước tự do đó

là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định” [28, tr.31] và

yêu cầu đảm bảo rằng việc bắt giữ đó phải được thông báo. Luật TNBTCNN bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan nếu bị tạm giữ, tạm giam, bị khởi tố, truy tố, xét xử theo quy định tại Điều 26 về phạm vi được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự. Người bị oan sẽ được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về BTNN và cơ quan có thẩm quyền gây oan sai phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, nhân phẩm cho người đó. Ngoài ra, người gây ra thiệt hại với lỗi cố ý sẽ phải hoàn trả cho Nhà nước một khoản tiền tương ứng với lỗi

và thiệt hại người đó gây ra. Như vây, quy định này của Luật TNBTCNN là phù hợp với pháp luật quốc tế liên quan đến tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật của con người.

- Quyền về lao động, không bị lao động khổ sai, cưỡng bức được quy định tại Điều 8 ICCPR về không bị nô lệ, là một trong những quyền cơ bản về tự do và phẩm giá của con người. Pháp luật Việt Nam cũng đã ghi nhận và bảo đảm các quyền trên của công dân. Trong Luật TNBTCNN, phạm vi TNBTCNN trong hoạt động quản lý hành chính cũng quy định đối với trường hợp Nhà nước bồi thường nếu có hành vi trái pháp luật khi “áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ

sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh” [44, tr.5]. Quy định này là

hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chung của pháp luật quốc tế liên quan đến nhóm quyền này cần phải được bảo vệ tối đa và tôn trọng đối với mọi nhà nước, mọi quốc gia.

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và bí mật thư tín quy định tại Điều 17 ICCPR, trong đó, khẳng định “không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở thư tín, hoặc bị xâm

phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín” [54, tr.508]. Pháp luật Việt Nam

không những ghi nhận và thể hiện sự tôn trọng đối với nhóm quyền này mà còn đề ra các biện pháp để bảo vệ. Luật TNBTCNN có quy định về trường hợp được Nhà nước bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự đối với trường hợp người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đối với việc “áp

dụng biện pháp bảo đảm thi hành án và cưỡng chế thi hành án” [44, tr.18]

gây thiệt hại cho công dân theo Điều 38 về phạm vi TNBTCNN trong hoạt động thi hành án dân sự. Có thể thấy quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế liên quan đến nhóm quyền này.

nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu và nội luật hóa vào Hiến pháp và pháp luật chuyên ngành. Pháp luật về TNBTCNN nói riêng về cơ bản phù hợp với các quy định của các Công ước quốc tế về quyền con người nói chung và Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 nói riêng. Với tính chất là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Luật TNBTCNN đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm quyền con người. Chế định pháp lý về BTNN này cũng đang từng bước được hoàn thiện để bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

Chương 3

GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QUYỀN CON NGƢỜI TRONG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

Có thể thấy, cho đến thời điểm này, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện nên một cơ chế hữu hiệu nhất từ trước đến nay về bồi thường Nhà nước. Từ khi chưa có đạo luật riêng cho đến lúc có một đạo luật riêng với tương đối đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, mục đích là để bảo vệ tối đa các quyền con người về dân sự, chính trị, quyền được công bằng trước pháp luật, quyền được tự bảo vệ lợi ích của mình về tài sản, về tinh thần trước Nhà nước. Đồng thời, thể hiện mục đích đề cao tính dân chủ, tính tự chịu trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân trong Nhà nước pháp quyền đi đôi với bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước. Để thấy, BTNN là một cụm từ không còn mấy xa lạ với cả hai bên, một bên là cán bộ, công chức thực thi công vụ của Nhà nước có khả năng gây thiệt hại, oan sai cho ngườn dân; một bên là cá nhân, tổ chức có khả năng bị thiệt haị do hành vi trái pháp luật của người thừa hành công vụ Nhà nước gây ra. Luật TNBTCNN được khẳng định đã thực sự đi vào cuộc sống sau 4 năm triển khai, thi hành. Những kết quả, thành tựu đạt được, có thể kể đến là những nỗ lực của Nhà nước trong việc ban hành một cơ chế về bồi thường nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với trình độ kinh tế - xã hội, phù hợp hơn với xu thế chung của thế giới, phù hợp hơn với các văn bản luật mới được sửa đổi, bổ sung sau này và phù hợp với thể chế của một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, tinh thần cầu thị, dám chịu trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trước nhân dân ngày càng được thể hiện ở kết quả, số liệu các vụ việc được bồi thường và số tiền bồi thường, song song đó, việc các cơ quan Nhà nước

nghiêm khắc giáo dục, răn đe công chức vi phạm pháp luật thông qua số liệu, số tiền hoàn trả đã cho thấy một bộ máy Nhà nước ngày càng được ổn định, bền vững và chuyên nghiệp. Đối với người dân, việc ngày càng có nhiều đơn yêu cầu bồi thường, ngày càng có nhiều vụ việc được giải quyết bồi thường với số tiền bồi thường lớn thông qua thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thể hiện lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, thể hiện nhận thức và hiểu biết của nhân dân về pháp luật nói chung và pháp luật về BTNN nói riêng ngày càng được nâng cao, giúp người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước hành vi trái pháp luật của một bộ phận người thừa hành công vụ, trước cơ quan Nhà nước và trước pháp luật.

Bên cạnh đó, mặc dù Luật TNBTCNN được ban hành đã thể hiện tính ưu việt so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó, đặc biệt, về cơ bản, Luật TNBTCNN đã hiện thực hóa được một trong những mục tiêu quan trọng

“thiết lập một cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả để người bị thiệt hại

thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình đối với những thiệt hại do

hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra” [9, tr.3]. Tuy nhiên,

thực tế cho thấy, đến nay người bị thiệt hại vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền yêu cầu của mình. Những khó khăn này không chỉ xuất phát từ thực tiễn thi hành mà còn từ chính một số quy định của Luật còn hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn. Thêm vào đó, người dân vẫn có tâm lý ngại va chạm với cơ quan chức năng và ngậm đắng nuốt cay chịu những oan ức mình phải gánh chịu. Có thể nói, tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề.

Xuất phát từ thực tế đó, giai đoạn hiện nay đặt ra việc cần từng bước hoàn thiện pháp luật và tạo cơ chế thuận lợi hơn cho người dân trong việc yêu cầu Nhà nước bồi thường những thiệt hại đã gây ra, và, cho cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện giải quyết bồi thường. Để đề xuất được những giải pháp

khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập của pháp luật cũng như việc áp dụng các quy định đó trên thực tiễn, cần phải hiểu việc ban hành đạo luật riêng về BTNN đã đạt được mục đích theo tinh thần Đảng và Nhà nước đề ra chưa? Qua đó, việc sửa đổi để hoàn thiện cơ chế này cần phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 87)