Căn cứ xác định TNBTCNN

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)

Để xác định TNBTCNN, pháp luật về BTNN ở Việt Nam quy định rất rõ về căn cứ mà người bị thiệt hại phải chứng minh với CQNN khi cho rằng cơ quan đó đã gây ra thiệt hại cho mình, cụ thể, căn cứ đó được quy định cụ thể đối với các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án và tố tụng hình sự.

Theo đó, căn cứ để xác định TNBTCNN trong các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và thi hành án (khoản 1 Điều 6 của Luật) được quy định cụ thể bao gồm 03 căn cứ là: phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, phải có thiệt hại thực tế xảy ra và phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Riêng trong hoạt động tố tụng hình sự, pháp luật quy định cụ thể việc người bị thiệt hại phải có đủ căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường là bản án, quyết định của CQNN có thẩm

định tại Điều 26 Luật TNBTCNN và có thiệt hại thực tế xảy ra.

Ở đây, văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được xác định cụ thể đối với loại văn bản hợp lệ, bao gồm: Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật; Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Một điểm đáng lưu ý là mặc dù không quy định trực tiếp lỗi là một trong các căn cứ để xác định TNBTCNN, tuy nhiên, pháp luật về BTNN trong đạo luật riêng đã gián tiếp quy định về căn cứ này thông qua việc quy định một số trường hợp không làm phát sinh TNBTCNN, cụ thể là theo khoản 3 Điều 6 thì Nhà nước không có TNBT đối với các thiệt hại xảy ra nếu thiệt hại đó là do lỗi của người bị thiệt hại; hoặc người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc; hoặc thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 40)