Về quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại trong việc yêu cầu

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)

từng loại trường hợp nếu có sai phạm gây ra thiệt hại sẽ được Nhà nước bồi thường đã thể hiện một ý chí, một tư tưởng tiến bộ của Nhà nước ta. Ý chí đó thể hiện ở tư duy Nhà nước dám chịu trách nhiệm về mình, và giải quyết những thiệt hại mà mình gây ra thông qua việc bồi thường, quyền con người đã phần nào được bảo vệ trong 03 lĩnh vực của đời sống nói trên. Đây là một bước tiến lớn của Đảng và Nhà nước ra khi ban hành Luật TNBTCNN và mong muốn Luật sẽ từng bước đi vào cuộc sống.

1.4.3. Về quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại trong việc yêu cầu bồi thường bồi thường

Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại được pháp luật quy định tương đối cụ thể và rõ ràng, trong đó, thể hiện ở chỗ Nhà nước quy định rằng người dân nếu bị thiệt hại là có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường. Điều này thể hiện sự bình đẳng của nhân dân trước pháp luật và Nhà nước. Tại khoản 1 Điều 4 Luật TNBTCNN quy định:

Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này [44, tr.2]. Thể hiệnquan hệ TNBTCNN được xác định là quan hệ dân sự đặc thù, vì vậy, khác với các quan hệ pháp luật dân sự thông thường, Luật TNBTCNN không quy định cho người bị thiệt hại được quyền làm đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường ngay sau khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị vi

phạm mà quyền đó chỉ phát sinh khi có văn bản của CQNN có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường.

Việc quy định như vậy là thể hiện rõ một trong những nguyên tắc xuyên suốt của Luật TNBTCNN là phải bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và lợi ích của Nhà nước, tức là Luật TNBTCNN được ban hành là nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị người thi hành công vụ gây thiệt hại nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền. Như vậy, nếu quy định quyền yêu cầu bồi thường phát sinh ngay từ thời điểm người bị thiệt hại cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 39)