D. Tài trợ rủi ro tín dụng ở PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012-2014.
3.2.2. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay.
Đối với từng khoản vay.
Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.
Những RRTD xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những RR này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:
- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về TSĐB của KH, kịp thời phát hiện những RR và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.
- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của KH trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền.
Đối với danh mục tín dụng cá nhân
Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng KH vay, ngân hàng cũng cần định kỳ kiểm tra giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng.
Trong quá trình giám sát cần đặc biệt chú ý: So sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được; xác định và tìm hiểu các xu hướng trong phạm vi danh mục về những vấn đề như: xếp hạng tín dụng của khách hàng, hiên tượng tham gia dự phòng, nợ khó đòi…, hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng.
Tập trung tín dụng có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có những đặc điểm rủi ro tương tự như nhau. Mức
độ tập trung cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng được tập trung.
3.2.3. Nhân sự.
Yếu tố con người được coi là quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Một trong những yếu tố tác động tới quản trị rủi ro tín dụng là năng lực phẩm chất cán bộ tín dụng. Vì vậy PGD Lê Trọng Tấn cần quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cần phải tổ chức được các khóa đào tạo với nội dung và phương thức thích hợp; Cụ thể:
- Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.
- Gắn đào tạo với quy hoạch và mục tiêu sử dụng, thực hiện các đề án và chương trình phát triển nguồn nhân lực theo đối tượng, theo nhóm và cấp bậc cán bộ.
- Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường.
Để có được đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức thì ngoài việc xây dựng được chương trình đào tạo thích hợp, PGD Lê Trọng Tấn cũng cần phải chú trọng đến:
- Tuyển dụng: Tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan để tuyển chọn những người có trình độ, năng lực, tâm huyết với nghề, phù hợp với công việc và ưu tiên người có kinh nghiệm.
- Đãi ngộ: Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi, ...
- Bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi
gắn với trách nhiệm.