ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK LÊ TRỌNG TẤN GIAI ĐOẠN 2012-2014

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 45 - 49)

D. Tài trợ rủi ro tín dụng ở PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012-2014

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK LÊ TRỌNG TẤN GIAI ĐOẠN 2012-2014

2.3.1. Các kết quả đạt được.

- VPBank đã xây dựng được chính sách cho vay khá hợp lý, phù hợp với yêu cầu của NHNN và khách hàng đề ra.

- Thiết lập quy trình cho vay chặt chẽ, luôn tiến hành các đợt kiểm tra rà soát tính tuân thủ chính sách, kiểm toán nội bộ cũng như các quy định của pháp luật, đảm bảo luôn kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng cụ thể, dễ hiểu đối với khách hàng xin vay vốn.

- Nhìn chung tỷ trọng đầu tư hoạt động tín dụng tại VPBank Lê Trọng Tấn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Đây là chìa khóa dẫn đến sự thành công của phòng, đem lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng.

- Qua các năm 2012-2014, VPBank Lê Trọng Tấn đã có nỗ lực không ngừng trong việc quản lý RRTD và xử lý nợ xấu, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vẫn còn khá cao nhưng đây cũng là sự cố gằng hết sức của cán bộ tín dụng ở phòng.

- Hoạt động của PGD cũng được tăng về quy mô nguồn vốn kinh doanh và chất lượng dịch vụ tín dụng được cải thiện đảm bảo cho việc phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất, góp phần lớn vào sự tăng trưởng của PGD.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

a) Những hạn chế.

- Thủ tục cho vay chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh.

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng cho vay với các tổ chức kinh tế khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ, trong khi cho vay khách hàng cá nhân có số liệu lớn hơn rất nhiều.

- Chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch tương đối thấp. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của khách hàng có xu hướng tăng qua các năm nghiên cứu.

- PGD còn quá chú trọng tới tài sản đảm bảo vay nợ. Tuy nhiên, tài sản này còn chịu nhiều tác động của thị trường nên có thể thay đổi về giá ảnh hưởng tới lượng tiền thu hồi khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Việc dự báo, phân loại nợ chưa được tiến hành thường xuyên dẫn đến khó điều chỉnh các mức dư nợ cho vay để yêu cầu bổ xung tài sản đảm bảo của khách hàng.

-Việc xếp hạng tín dụng còn nhiều bất lợi do các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp được kiểm toán nhưng không đảm bảo độ tin cậy .Nguồn thông tin về khách hàng còn ít và thiếu chính xác dẫn đến rủi ro mất vốn hoặc giá trị thu hồi thấp.

- Công tác kiểm soát nội bộ còn lỏng lẻo chưa đúng với các chuẩn mực quốc tế, tạo những kẽ hở để các cán bộ tín dụng thực hiện một số hành vi tiêu cực. Một số phương pháp kiểm tra, kiểm soát còn lạc hậu không theo kịp thời đại dẫn đến kìm hãm sự tăng trưởng của phòng.

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn thiếu tính khách quan. Vì cho vay hay không đa phần phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của các cán bộ tín dụng. Điều này gây nên rủi ro

là CBTD không đánh giá đứng được năng lực của khách hàng, tiềm lực tài chính, dễ dẫn tới quyết định sai lầm .

b) Nguyên nhân.

Từ phía ngân hàng.

- Là một PGD với đội ngũ cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế phương án vay vốn của KH nêu ra, chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện. Một số cán bộ tín dụng chưa chủ động trong công việc, thiếu cố gắng, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tích cực và kiên quyết đôn đốc khách hàng thu hồi nợ.

- Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả khách hàng và bản thân cán bộ tín dụng.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được tốt hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của phòng còn nhiều thiếu sót dẫn tới việc không phát hiện kịp thời các sai phạm để sửa chữa, bổ sung dẫn tới có nhiều sai sót trong quá trình cho vay

- Tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là bất động sản nên khó thu hồi phát mại do bên bảo đảm không hợp tác, chính quyền đại phương chưa ủng hộ, nhu cầu thị trường hạn chế. Đối với tài sản đảm bảo là động sản thì hầu hết là dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn, giá trị thu hồi nhỏ, thậm chí có những dây chuyền không bán được vì đã quá lạc hậu.

Nguyên nhân bên ngoài.

- Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, lực lượng lao động làm việc chất lượng chưa cao, thiếu đào tạo cùng với kinh nghiệm quản lý, quản trị ở mức độ hạn chế khiến cho việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, nhiều trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến không đảm bảo được khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng.

- Doanh nghiệp còn quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ không lớn, gây nên rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh và làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

- Môi trường kinh tế hiện tại có nhiều biến động, tác động tiêu cực tới ngân hàng và

các doanh nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Nền kinh tế Việt Nam mới phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng vì thế tốc độ tăng trưởng còn chậm, khả năng hấp thụ vốn chưa cao dẫn đến các doanh nghiệp chưa thể mở rộng quy mô, hoạt động của mình dẫn đến phương án sản xuất kinh doanh chưa mang lại nhiều hiệu quả, việc sử dụng vốn vay chưa mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHềNG GIAO DỊCH VPBANK Lấ TRỌNG TẤN.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHềNG GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w