Gia tăng chất lượng thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 51)

D. Tài trợ rủi ro tín dụng ở PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012-2014.

3.2.1. Gia tăng chất lượng thẩm định tín dụng.

Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ. Đồng thời, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn, chính vì thế, công tác thẩm định ngày càng được chú trọng.

Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

Nên phân cán bộ thẩm định tín dụng theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý. Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.

Cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng… để nhận ra những rủi ro tiềm ẩn. Kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm …để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Cần lựa chọn những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao. Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của PGD khi rủi ro

xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w