Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 21 - 25)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Các nhân tố bên trong.

Trước hết, để nói tới nguyên nhân dẫn đến quản trị rủi ro tín dụng cần phải nói tới nguyên nhân từ phía ngân hàng, đây là chủ thể quyết định đối với một khoản vay. Một số nhân tố được kể đến như :

- Do Ngân hàng thiếu chính sách tín dụng nhất quán như: định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng đối với các khoản vay theo thời hạn... Quy trình cho vay còn nhiều bất cập, mất nhiều thời gian, hiệu quả khụng cao. Theo dừi, kiểm tra, kiểm soỏt việc sử dụng khoản vay của khách hàng sử dụng sai khoản vay sai mục đích hoặc sử dụng không đem lại lợi nhuận, ảnh hưởng đến khả năng chi trả khoản nợ cho ngân hàng.

- Do Ngõn hàng khụng nắm rừ cỏc thụng tin về khỏch hàng hoặc những thụng tin thiếu tính xác thực dẫn đến xác định sai hiệu quả của phương án kinh doanh, thời hạn cho vay và trả nợ của phương án không phù hợp. Do đó, có những đánh giá sai lệch về khả năng kinh doanh và chi trả nợ của khách hàng. Điều này một phần do sự tìm hiểu không triệt để của cán bộ ngân hàng và một phần do thiếu phương tiện để thu thập thông tin về khách hàng.

- Do năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ Ngân hàng vẫn còn kém. Một số cán bộ làm việc dựa trên mục đích cá nhân, chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện không với sự nhiệt tình cao. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ của Ngân hàng chưa thỏa đáng. Chưa có những khen thưởng hay phê bình kịp thời dẫn đến các cán bộ làm việc không hết mình cho sự phát triển của PGD .

1.3.3.2. Các nhân tố bên ngoài.

*Từ phía khách hàng

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đúng như phương án kinh doanh đã đề ra cho Ngân hàng, hiệu quả kinh doanh không cao làm chậm thời gian trả nợ.

- Khách hàng vay vốn cố tình không thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng hoặc do việc sản xuất kinh doanh gặp sự cố bất ngờ làm ảnh hưởng đến đoạt động kinh doanh dẫn đến khách hàng không có khả năng chi trả cho Ngân hàng.

- Sự yếu kém trong kinh doanh dẫn đến những tính toán sai lệch về hoạch định ngân quỹ và chi tiêu làm sai thu nhập để trả nợ Ngân hàng.

*Từ phía các đảm bảo tín dụng

- Nguyên nhân này do các tổ chức đảm bảo tín dụng cố ý không thực hiện các nghĩa vụ của mình. Do sự biến động của thị trường mà giá cả của tài sản đảm bảo bị giảm sút dẫn tới tài sản đảm bảo đó không đủ bù đắp cho khoản tín dụng mà họ bỏ ra.

- Do đặc tính của tài sản hoặc sự ít phổ biến của tài sản đó trên thị trường mà các ngân hàng khó có thể định giá tài sản. Định giá quá cao ngân hàng sẽ phải bù lại một lượng lớn khi khách hàng cố tình không trả nợ hay mất khả năng thanh toán.

- Một số trường hợp tài sản đảm bảo không đủ cơ sở pháp lý để xử lý tài sản khi khách hàng không trả nợ hoặc giá trị thu hồi tài sản không bằng với giá trị khoản vay dẫn tới sự thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

*Môi trường tự nhiên

Việt nam là một nước có tỷ trọng ngành nông nghiệp cao, các ngành công nghiệp dịch vụ hoạt động nhằm phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam như hiện nay, sự biến đổi của các điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điều kiện tự nhiên là những yếu tố bất ngờ không nằm trong kiểm soát của con người, hậu quả của nó gây nên cũng không thể lường trước được. Khi có môi trường tự nhiên thuận lợi, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng vay vốn cũng cao hơn sẽ đảm bảo việc trả nợ cho Ngân hàng. Ngược lại, khi những biến cố xảy ra như thiên tai, dịch họa ... làm ảnh hưởng tới doanh thu của khách hàng, từ đó đe dọa tới khả năng chi trả các khoản vay.

Rủi ro do môi trường tự nhiên là rủi ro bất khả kháng, nó xảy ra sẽ gây thiệt hại cho cả khách hàng và Ngân hàng.

*Môi trường pháp lý

Kinh doanh Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ đặc biệt nó có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Mọi hoạt động của nó đều được điều chỉnh bởi các hệ thống pháp luật và sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước.

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, nếu các yếu tố pháp lý không phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ dẫn đến sự trì trệ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là Ngân hàng. Pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế phát triển, giúp các tổ chức kinh tế tránh được một số rủi ro. Ngược lại, nếu pháp luật không theo kịp kinh tế sẽ đẩy các tổ chức kinh tế gặp phải các rủi ro khi tham gia các quan hệ tài chính.

Sự quản lý, kiểm tra kém hiệu quả sẽ làm cho một số bộ phận hoạt động không theo pháp luật, gây ra hậu quả khó lường cho nền kinh tế, các cơ quan khó có thể kiểm soát và xử lý kịp thời.

*Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân hay của chính ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế suy thoái, mọi hoạt động kinh tế diễn ra chậm và không mang lại nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sức mua giảm sút, hàng hóa ứ đọng dẫn tới giảm khả năng chi trả của khách hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển cao, mọi hoạt động kinh tế đang diễn ra một cách hiệu quả, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thu lợi nhuận cao, điều này đảm bảo cho việc thanh toán nợ của khách hàng cao. Điều này làm cho chính sách trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cần được thay đổi liên tục nhằm đảm bảo nhận định được tình hình và đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính như hiện nay đã tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và tổ chức trong nước và quốc tế.

Điều này làm cho hầu hết các tổ chức, DN đều phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và Tổ chức tín dụng, họ chỉ chú trọng tới số lượng mà không quan tâm đến nhiều các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay hoặc chất lượng của khoản vay. Mà những chỉ tiêu trên nhằm đánh giá khách hàng, giúp nhận dạng rủi ro tín dụng,

cũng chứng tỏ sự lỏng lẻo trong khâu quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro là điều khó tránh khỏi.

Hiện nay, hiện tượng bong bóng kinh tế là hiện tượng khá phổ biến. Đây là sự tăng trưởng giả, sự tăng trưởng không bền vững trong ngành tăng làm cho rủi ro tín dụng đối với ngành cũng tăng. Sự phát triển quá nóng do sự quản lý, quy hoạch không phù hợp với một số ngành kinh tế. Các ngân hàng sẽ khó quản lý khách hàng của mình do sự tăng trưởng giả của các doanh nghiệp dẫn đến rủi ro tín dụng.

*Môi trường thông tin

Đối với bất kỳ một ngành kinh tế nào việc tìm kiếm thông tin về khách hàng là hết sức quan trọng. Sẽ giảm thiểu được rủi ro nếu trong các giao dịch tín dụng, các bên tham gia đều nắm đầy đủ các thông tin về nhau. Trên thực tế luôn tồn tại đó là: một bên thường không nắm được bất cứ thông tin nào của bên kia hoặc những thông tin đó chưa có tính xác thực hoặc không liên tục. Điều này dẫn đến những phán quyết sai lầm trong các giao dịch tín dụng của Ngân hàng dẫn tới các rủi ro và hậu quả khó lường trước được.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI PHềNG GIAO DỊCH VPBANK LÊ TRỌNG TẤN.

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRỂN CỦA NGÂN HÀNG VPBANK VÀ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w