20726 20553 16697 (173) (0.83) (3856) (18.76) 7Thu nhập từ góp vốn mua
2013/2012 Chênh lệch
2013/2012 Chênh lệch Chênh lệch 2014/2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 106846.7 100 111748.9 100 122265.7 100 4092.2 4.58 10515.8 8.6 I. Theo loại tiền
1. Nội tệ 100767.1 94.31 107759.5 96.43 117778.5 96.33 6992.4 6.9 10019 9.32. Ngoại tệ 6079.6 5.69 3989.4 3.57 4487.2 3.67 (2090.2) (34.4) 497.8 12.48 2. Ngoại tệ 6079.6 5.69 3989.4 3.57 4487.2 3.67 (2090.2) (34.4) 497.8 12.48 II. Theo thành phần KT 1. Khách hàng cá nhân 94356.3 88.31 101244.5 90.6 106860.2 87.4 6888.2 7.3 5615.7 5.5 2. Các thành phần KT khác 12490.4 11.69 10504.4 9.4 15405.5 12.6 (1986) (15.9) 4901.1 46.6 III. Theo thời
hạn vay. 1. Ngắn hạn 69565.9 65.1 74448.8 66.62 97835.8 80.02 4882.9 7 23387 31.4 2. Trung và dài hạn 37280.8 34.9 37300.1 33.38 24429.9 19.98 19.3 0.05 (12870.2 ) (34.5) IV. Theo TSĐB 1. Có TSĐB 96696.3 90.5 103144.2 92.3 109672.3 89.7 6447.9 6.6 6528.1 6.3 2. Không có TSĐB 10150.4 9.5 8694.7 7.7 12593.4 10.3 (1455.7) (14.34) 3898.7 44.8 V. Theo nhóm nợ 1. Nợ nhóm 1 95734.64 89.6 102496 91.72 114416 93.58 6761.4 7 11920 11.6 2. Nợ nhóm 2 9626.89 9.01 6895 6.17 3142.2 2.57 (2731.9) (28.4) (3752.8) (54.4) 3. Nợ nhóm 3-5 1485.17 1.39 2357.9 2.11 4707.5 3.85 872.7 58.8 2349.6 99.64 Nợ xấu 1.39% 2.11% 3.85%
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của PGD VPBank Lê Trọng Tấn) Từ bảng số liệu trên của PGD VPBank Lê Trọng Tấn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao lại dẫn tới những số liệu đó bằng những biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1: Dư nợ tín dụng PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012- 2014.
Cơ cấu dư nợ tín dụng của phòng giao dịch có sự biến động qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2012 dư nợ tín dụng của VPBank Lê Trọng Tấn là 106846.7 triệu đồng, năm 2013 tăng nhẹ 4902,2 triệu đồng và đạt 111748.9 triệu đồng (tăng 4.58% so với năm
2012). Năm 2014 dư nợ tăng thêm 10516.8 triệu đồng (tương đương 8.6%) lên 122265.7 triệu đồng. Những số liệu trên có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, những khách hàng có quan hệ tín dụng tại PGD hầu hết là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chịu tác động mạnh của thị trường, khi nền kinh tế có dấu hiệu lên hay xuống thì gần như là ngay lập tức cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của phòng. Những con số trên cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển.
Thứ hai, hầu hết cán bộ tín dụng của phòng giao dịch đều còn khá trẻ, là những cử nhân của những trường về kinh tế hàng đầu cả nước, nên sẽ làm việc với lượng kiến thức phong phú, tinh thần và thái độ tốt nhất. Phát huy hết khả năng của mình để thể hiện được mình trong công việc. Đây cũng là một điểm mạnh của phòng giao dịch.
Thứ ba, VPBank được là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, chính vì thế nó được khách hàng tin tưởng và sử dụng những sản phẩm cũng là điều dễ hiểu.
Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012 – 2014 phân theo loại tiền.
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rằng hoạt động cho vay của phòng giao dịch chủ yếu được thực hiện bằng đồng nội tệ, dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%) trong tổng dư nợ và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2012 lượng ngoại tệ chiếm 5.69 % đạt 6079.6 triệu đồng, năm 2013 giảm xuống còn 3.57% chiếm 3989.4 triệu đồng, đến 2014 tăng lên 3.67% là 4487.2 triệu đồng. Mặc dù có biến động về dư nợ cho vay phân theo loại tiền nhưng những biến động đó không đáng kể. Tỷ lệ hoạt động kinh doanh bằng đồng ngoại tệ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ và biến động là do:
Nhà nước quản lý ngoại tệ theo kế hoạch. Các Ngành, địa phương và đơn vị kinh tế có thu chi ngoại tệ phải lập kế hoạch gửi các cơ quan theo quy định của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tổng hợp kế hoạch ngoại tệ của cả nước và lập bảng cân đối thu chi ngoại tệ trình Hội đồng Bộ trưởng nhằm tránh gây ra hiện tượng lũng loạn nền kinh tế.
Đối với công dân Việt Nam có ngoại tệ mang ra nước ngoài khi xuất cảnh thì phải có giấy phép của Ngân hàng ngoại thương hoặc Ngân hàng khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Chính phủ Việt Nam cấm thực hiện hoạt động thương mại bằng đồng ngoại tệ.
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012 – 2014 phân theo thành phần kinh tế.
Dựa trên bảng số liệu có thể thấy cho vay khối khách hàng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Phòng giao dịch VPBank Lê Trọng Tấn, cụ thể dư nợ cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trên 85% trên tổng dư nợ toàn phòng. Năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 94356.32 triệu đồng, chiếm tới 88.31 % tổng dư nợ. Năm 2013 tăng lên 101244.5 triệu đồng, tăng 7,3% so với năm trước đó. Năm 2014 tăng lên là 1066860.2 triệu đồng tăng thêm 5615.7 triệu đồng (ứng với 5.5%) so với năm 2013. Nguyên nhân khiến tỷ trọng này cao như vậy là do lượng khách hàng mà phòng giao dịch hướng tới chủ yếu là khách hàng cá nhân vì phòng nằm ở vị trí tập trung
khu dân cư đông đúc, hơn nữa lại nằm gần doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và Bênh Viện Đại Học Y nên số lượng khách hàng chủ yếu là cá nhân.
Dư nợ cho vay các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và không ổn định qua các năm, năm 2012 là 12490.38 triệu đồng, năm 2013 giảm xuống còn 10504.4 triệu đồng, năm 2014 lại tăng lên thành 15405.48 triệu đồng. Nguyên nhân chỉ tiêu này đạt số lượng thấp là phòng giao dịch có những chuyên viên trẻ tuổi nên cũng hạn chế về mối quan hệ với những tổ chức kinh tế khác trong xã hội.
Biểu đồ 4: Dư nợ tín dụng của PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012- 2014 phân theo thời hạn vay.
Giai đoạn năm 2012-2014, phòng giao dịch có chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn. Thực tế cho thấy năm 2013 dư nợ ngắn hạn của phòng giao dịch VPBank Lê Trọng Tấn tăng 4882.9 triệu đồng (tương đương 7%) so với năm 2012, năm 2014 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 23387 triệu đồng (tương đương 31.4%) so với năm 2013 đạt mức 97835.8 triệu đồng. Dư nợ trung và dài hạn được điều chỉnh, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng giảm dần qua các năm. Năm 2012 chiếm 34.9%, năm 2013 là 33.38%, năm 2014 giảm xuống còn 19.98%. Sở dĩ phòng giao dịch đưa ra chính sách trên do:
Lãi suất có xu hướng biến động khó lường trong những năm tiếp theo nên phòng giao dịch muốn giảm thiểu tới mức tối đa rủi ro trong công tác hoạt động kinh doanh, có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.
Vay trung và dài hạn chủ yếu là do doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện những phương án kinh doanh, cần tìm nguồn vốn để tài trợ mà phòng giao dịch bị hạn chế nhóm khách hàng này, nên chỉ tiêu này thấp cũng là điều dễ hiểu.
Biểu đồ 5: Dư nợ tín dụng của PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012- 2014 phân theo tài sản đảm bảo.
Qua bảng số liệu có thể thấy dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ cho vay (trên dưới 90%). Năm 2012 dư nợ có tài sản bảo đảm là 96696.3 triệu đồng, sang năm 2013 con số này tăng lên là 103144.2 triệu đồng và năm 2014 tăng lên là 109672.3 triệu đồng. Lý giải cho điều này là do cơ cấu tổng dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, tuy tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo không ổn định nhưng vì lượng tiền tăng nên con số này không đáng kể. Tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là bất động sản, xe cộ, giấy tờ có giá, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa …nên có thể giá trị không ổn định tại 1 thời điểm và bị khấu hao qua các năm.
Dư nợ cho vay không có TSBĐ xét về tỷ trọng trong dư nợ cho vay có xu hướng tăng nhẹ, nhưng thực chất giá trị chỉ tiêu này có sự thay đổi không ổn định. Năm 2012 dư nợ không có TSBĐ là 10150.4 triệu đồng, sang năm 2013 giảm còn 8694.7 triệu đồng và năm 2014 lại tăng lên 2593.4 triệu đồng. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2013 gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp không trả nợ được hoặc trả nợ không đúng hạn, dẫn đến việc vay bị giảm sút. Vay không có tài sản đảm bảo là hình thức vay theo uy tín, khách hàng có quan hệ thường xuyên, với ngân hàng... Năm 2014, nền kinh tế dần phục hồi nên con số này có dấu hiệu tăng lên khả quan.
Biểu đồ 6: Dư nợ tín dụng của PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012- 2014 phân theo nhóm nợ.
Năm 2012, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khá hiệu quả, tình hình tài chính tương đối ổn định, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Phòng giao dịch thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản vay, bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời. Vì thế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, chỉ chiếm 1.39% trên tổng dư nợ.
Năm 2013 là 2.11%, điều này cho thấy công tác tín dụng năm 2013 phát huy hiệu quả chưa được cao. Nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ việc kinh tế trong nước gặp nhiều
khó khăn vì hội nhập, GDP tăng trưởng ở mức thấp, sức cầu của nền kinh tế nói chung và tiêu dùng cá nhân giảm, một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không có nguồn để trả nợ cho nhân viên và ngân hàng.
Năm 2014 là 3.85%, nguyên nhân chủ quan về phía phòng giao dịch, cơ cấu tổng dư nợ tăng lên, hơn nữa các cán bộ tín dụng còn mắc sai sót trong việc thực hiện quy trình tín dụng vì thế nợ xấu tăng và chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ toàn phòng. Phòng giao dịch cần phải thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng như giảm thiểu một số khoản lãi để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.