2012-2014.
Trước hết, trong hoạt động tín dụng, ta muốn kiểm soát từng khâu ở trong đó thì buộc phải hiểu xem nội dung quy trình tín dụng là gì.
Quy trình vay vốn:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay.
Tiếp xúc khách hàng Không được duyệt: thông báo
và trả hồ sơ khách hàng Nhu cầu khách hàng:
Tiếp nhận yêu cầu KH
Tìm hiểu nguyện vọng Tư vấn sản phẩm Thẩm định khách hàng: Mục đích vay HĐKD Số liệu Lập và trình tờ trình vay vốn
Được duyệt: thông báo KH, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ:
Dự thảo hợp đồng
Xem xét hồ sơ
Kiểm tra tài sản bảo đảm
Các vấn đề khác Giải ngân:
Thủ tục hồ sơ hoàn tất
Chuyển tiền
Thanh lý khoản vay Kiểm tra sau vay
Lập hồ sơ xin vay được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.
- Đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với KH đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
- KH đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo ngân hàng và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý.
Bước 2: Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ.
Phân tích và thẩm định cho vay là phân tích tình hình thực tế và tiềm năng tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi của các dự án và phương án vay, khả năng hoàn trả, thu hồi vốn hay tính hợp pháp của tài sản bảo đảm. Thông qua việc phân tích, ngân hàng sẽ phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn, khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Có 2 cách phân tích và thẩm định hồ sơ:
Cách 1: Giao cho một hoặc 1 nhóm người thực hiện phân tích tín dụng. Cách này phù hợp với những món vay nhỏ, yêu cầu về chất lượng và tính phức tạp không quá cao.
Cách 2: Quá trình phân tích tín dụng được chuyên môn hóa theo đó sẽ có những bộ phận chuyên môn cụ thể thực hiện các khâu trong quá trình.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng.
Để đi đến quyết định có cho vay hay không, ngân hàng cần phải căn cứ vào kết quả quá trình thẩm định phân tích ở khâu trước, tuy nhiên, để hạn chế những sai lầm trong quá trình quyết định, có 2 vấn đề cần chú ý, đó là:
- Ngoài nguồn thông tin thu thập và xử lý hồ sơ tín dụng do giai đoạn trước chuyển sang, ngân hàng cần dựa vào nhiều nguồn tin thu thập như nghiên cứu thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, nguồn vốn vay của ngân hàng.
- Nên trao quyền quyết định cho vay cho 1 hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết tùy theo quy mô vốn vay. Đối với những hồ sơ có quy
mô vay vốn lớn nên giao cho Hội đồng tín dụng, còn những hồ sơ có quy mô nhỏ nên giao cho cá nhân phụ trách nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân được giao.
Bước 4: Giải ngân.
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký. Đó là hình thức cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức vay hay hạn mức tín dụng đã nêu ra trong hợp đồng. Tùy vào hình thức và quy mô của từng món vay cụ thể mà ngân hàng sẽ áp dụng những phương thức giải ngân phù hợp, những cách thông thường đó là:
- Giải ngân 1 lần: tiền vay được phát cho khách hàng 1 lần vào đầu kỳ vay tiền. Phương pháp này áp dụng cho những món vay nhỏ, thời hạn ngắn.
- Giải ngân nhiều lần: tiền vay được phát cho khách hàng thành nhiều đợt. Phương thức này áo dụng cho những món vay có giá trị lớn, thời hạn vay dài hoặc việc sử dụng vốn cho mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh phức tạp.
Bước 5. Thanh toán khoản vay. - Thu nợ lãi và gốc.