Về hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 49)

D. Tài trợ rủi ro tín dụng ở PGD VPBank Lê Trọng Tấn giai đoạn 2012-2014.

3.1.2.Về hoạt động tín dụng.

- Mở rộng hoạt động cho vay đối với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh hiệu quả, đồng thời có chính sách ưu đãi về lãi suất, đáp

ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho khách hàng. phòng giao dịch ưu tiên tăng trưởng cơ cấu dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ, tập trung cho vay vào các khách hàng có tài sản đảm bảo tốt.

- Mở rộng thị phần tín dụng trên địa bàn Hà Nội, kết hợp với việc bán chéo giới thiệu các sản phẩm khác của chi nhánh như dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán quốc tế, phát hành bảo lãnh, L/C,…

- Tích cực tìm kiếm các dự án lớn khả thi, hiệu quả để cho vay hợp vốn, cho vay đồng tài trợ, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay hỗ trợ nhà ở, phát hành thẻ tín dụng, thấu chi để tăng trưởng tín dụng.

- Xây dựng chính sách chăm sóc, duy trì khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh một cách khoa học và hợp lý, có các chính sách ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ tư vấn về các vấn đề tài chính cho doanh nghiệp.

- Hoàn thiện quy trình về bảo đảm tiền vay, tiếp tục đào tạo và tập huấn nghiệp vụ đối với các cán bộ trong chi nhánh trong việc khai thác tìm kiếm, thẩm định và cho vay.

- Tích cực giám sát các món vay và tìm ra biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ khó đòi, nợ xấu, để giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

- Thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá dư nợ cho vay, theo dõi tình hình trả nợ của từng khách hàng, từng khoản vay và có các biện pháp phòng ngừa phát sinh nợ xấu.

- Quản lý chặt chẽ các khách hàng vay để có thể kiểm tra tính chính xác của phương án vay, thu hồi gốc là lãi kịp thời, không để phát sinh nợ nhóm 2 hoặc nợ xấu. Thực hiện việc thu lãi hàng tháng; mở rộng tín dụng đối với khách hàng có tín nhiệm nếu khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tăng cường công tác thẩm định và nâng cao chất lượng cho vay.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ mới, cập nhật kiến thức tổng hợp, nâng cao trình độ xử lý nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tin học, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Thành lập bộ phận thẩm định trong phòng kế hoạch kinh doanh, quy định quy trình nghiệp vụ thẩm định của chi nhánh đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch lê trọng tấn, chi nhánh kinh đô, ngân hàng VPBank (Trang 49)