2012-2014.
Dựa vào những đặc điểm để nhận diện RRTD nêu trên, ta có biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 7: Nợ xấu của VPBank Lê Trọng Tấn qua các năm 2012 - 2013
Tỷ lệ nợ xấu của phòng giao dịch tăng mạnh qua các năm là dấu hiệu cho thấy VPBank Lê Trọng Tấn đang gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản cho vay. Trong đó năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,39% tổng dư nợ. Nằm ở mức khá an toàn theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Năm 2013 con số này tăng lên và dừng lại ở 2.11% và năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh và vượt qua ngưỡng an toàn là 3.85%.
Có thể thấy chất lượng tín dụng thể hiện thông qua nợ xấu phòng giao dịch vẫn chưa cao, công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro tín dụng còn thấp, trong quá trình phân loại nợ, việc thu hồi nợ chưa dứt điểm, một số khách hàng không có đủ điều kiện cơ cấu nợ. Vì vậy, VPBank Lê Trọng Tấn cần có biện pháp triệt để để giải quyết tình hình nợ xấu trong năm tới để đưa nợ xấu về mức hợp lý.
Lý giải cho việc nợ xấu tăng cao có một số lý do sau:
Thứ nhất, về công tác thẩm định của cán bộ tín dụng: Nhiều cán bộ tín dụng chưa thực sự giỏi để có thể thẩm định đúng về giá trị của tài sản đảm bảo, dẫn đến những nhận định sai lầm trong quá trình giải ngân, khiến cho ngân hàng gặp phải những tổn thất.
Thứ hai, do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm. Nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao. Những tác
động tiêu cực này khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.