GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng nhà ở (Trang 45)

mục tiêu chính là làm tăng tỷ lệ sở hữu nhà ở của người dân đô thị, tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất đai. Sự phát triển này sẽ làm tăng định hướng dài hạn và tính bền vững của hoạt động ngân hàng và thị trường bất động sản.

Chỗ ở ổn định luôn luôn là nhu cầu thiết yếu của đại đa số người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân đô thị. Tuy nhiên với đại đa số người dân, nhà ở vẫn là một khoản đầu tư đắt đỏ. Giá nhà ở thường cao hơn rất nhiều so với thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình. Việc huy động một khoản tiền lớn để mua nhà cũng là một việc rất khó khăn. Do đó, người dân chỉ có thể mua được nhà ở nếu việc thanh toán được chia nhỏ trong khoảng thời gian dài. Đồng thời, khi người dân có nhu cầu mua nhà ở nhưng không được hỗ trợ tài chính từ nguồn chính thức, giới đầu cơ sẽ tận dụng để thâu tóm và làm méo mó thị trường, và giá nhà ở sẽ càng ngày càng tăng. Qua đó có thể thấy các nguồn vốn vay chính thức, đặc biệt là từ ngân hàng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc hiện thực hóa nhu cầu nhà ở tiềm năng của người dân.

Nhằm phân tích nhu cầu tín dụng nhà ở cũng như các yếu tố tác động đến nhu cầu này của người dân trên thị trường bất động sản, mà cụ thể ở đây là tại hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, em đã chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng nhà ở”.

Cấu trúc chuyên đề gồm ba chương:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NHÀ Ở.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM.

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTICS ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG NHÀ Ở.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Toán Kinh Tế đã truyền đạt cho em vốn kiến thức về kinh tế, chính trị và xã hội. Đặc biệt là cô giáo Trần Chung Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Với một đề tài khá rộng mà vốn kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn em không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô để chuyên đề đạt chất lượng tốt hơn.

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NHÀ Ở

Hiện nay trên thế giới, tín dụng nhà ở đang phát triển với một tốc độ chưa từng thấy. Trong thập kỷ qua, dư nợ thế chấp đã tăng hơn 7 nghìn tỷ USD. Từ Hình 1, ta có thể thấy rằng phần lớn các nền kinh tế phát triển đã trải qua một sự đột biến mạnh mẽ trong mức nợ được sử dụng để tài trợ cho nhà ở. Điều này cũng đang diễn ra tại những thị trường mới nổi, như Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico, mặc dù tín dụng nhà ở vẫn còn kém phát triển tại những nước đang phát triển. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về tín dụng nhà ở, cũng như mối liên hệ giữa tín dụng nhà ở và nền kinh tế, đồng thời chỉ ra cơ hội và thách thức khi phát triển hệ thống tín dụng nhà ở.

1. Các nền kinh tế phát triển

Trước kia, tín dụng nhà ở chỉ là một phân khúc nhỏ trong thị trường tài chính. Nhưng bây giờ, tín dụng nhà ở lại chiếm một vị trí quan trọng không chỉ trong hệ thống tài chính của các nước tư bản phát triển mà còn cả hệ thống tài chính toàn cầu. Ví dụ, các khoản thế chấp của Mỹ được thực hiện thông qua việc chứng khoán hóa một lượng lớn các khoản tiết kiệm đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác.

Quy mô của thị trường thế chấp nhà đang được mở rộng tại các nền kinh tế phát triển, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế (ít nhất một phần ba GDP của những nước này). Ví dụ, vào năm 1984, nợ thế chấp nhà ở tại Mỹ chỉ chiếm một phần ba GDP, tỷ lệ này tăng lên 74% vào năm 2005. Trong những năm gần đây, Australia, Hà Lan, Ireland, và Tây Ban Nha đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới hơn 20%, do tăng trưởng kinh tế mạnh và lãi suất thấp.

Kinh tế vĩ mô được cải thiện đã đóng một vai trò lớn trong quá trình tăng trưởng tín dụng nhà ở. Tuy nhiên, cũng cần phải đề cập đến một yếu tố quan trọng nữa đó là quá trình tự do hóa thị trường tài chính đang diễn ra không ngừng, trong đó có tín dụng nhà ở.

Thay vì cung cấp một số lượng tín dụng được trợ cấp thường xuyên tương đương với số lượng người đi vay, những người cho vay đã sử dụng các loại công cụ cùng với các cách tiếp cận tài chính và quản lý rủi ro phát sinh trong cả thị trường phát triển và thị trường mới nổi.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng nhà ở (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w