Hình 17. Nhu cầu tín dụng nhà ở theo quy mô hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng nhà ở (Trang 93)

Nghiên cứu những người làm việc trong các khu vực kinh tế khác nhau, họ cũng có nhu cầu tín dụng nhà ở khác nhau (Hình 18, Hình 19).

Tại cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhóm người làm việc trong lĩnh vực tư nhân là nhóm có nhu cầu cao nhất với tỷ lệ tương ứng là 80% ở Hà Nội và 52% ở TP. Hồ Chí Minh. Nền kinh tế càng ngày càng được mở cửa tự do hóa nên khu vực kinh tế tư nhân cũng nhờ đó mà ngày càng phát triển, đem lại cho người dân một mức thu nhập cao hơn và nhu cầu về cuộc sống tốt hơn cũng tăng lên. Từ đó họ sẵn sàng vay tiền ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đó của mình.

Đối với nhóm người làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, nhu cầu tín dụng nhà ở của họ tại Hà Nội là 62% trong khi đó tại TP. Hồ Chí Minh là 29%. Có sự khác biệt này là do Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước nên số lượng công viên chức nhà nước cũng rất đông đảo. Trong khi đó TP. Hồ Chí Minh lại là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu. Ngoài ra thì tâm lý thích làm nhà nước ở Hà Nội cũng cao hơn tại TP. Hồ Chí Minh nên dẫn đến sự khác biệt này.

Với khu vực kinh tế sử dụng nguồn vốn FDI, tại Hà Nội, tỷ lệ người có nhu cầu tín dụng nhà ở chiếm 33% trong khi tại TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ này lên tới 47%. Sự khác biệt này có thể được giải thích do TP. Hồ Chí Minh luôn là trung tâm thu hút nguồn vốn FDI hàng đầu của Việt Nam nên những người làm việc trong khu vực này tại đây cũng chiếm số lượng đông hơn tại Hà Nội.

Hình 18. Nhu cầu tín dụng nhà ở theo khu vực kinh tế tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng nhà ở (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w