- Ban quản lý rừng cộng đồng xây dựng với sự tham gia củ a
KHÁI NIỆM QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
Khái niệm Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) chủ yếu được phát triển theo Bảng Ma trận xây dựng các chương trình thí điểm QLRCĐ do Nhóm Công tác cấp quốc gia về Quản lý Lâm nghiệp cộng đồng xây dựng vào tháng 05/2003 và dựa trên kinh nghiệm thu được từ hàng loạt các dự án khác nhau hoạt động tại Việt Nam (GTZ-SFDP, GTZ-RDDL, ETSP Helvetas, ADB-FSP, Dự án Vườn rừng FFI, Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng và các dự
án KfW khác).
Khái niệm này xem xét đến (i) các quyền sử dụng đất lâu dài đã được phê duyệt sau giao
đất giao rừng, (ii) đánh giá các nguồn tài nguyên có sự tham gia phục vụ công tác lập kế
hoạch quản lý rừng chi tiết và cập nhật, (iii) xây dựng năng lực quản lý và lâm sinh ở cấp cơ
sở và (iv) tiếp cận hợp pháp công tác tiếp thị và buôn bán các sản phẩm từ rừng - những
điều kiện quan trọng hướng đến Quản lý rừng cộng đồng bền vững. Khái niệm cơ sở theo hướng suy nghĩ “bảo vệ rừng thông qua quản lý bền vững” nhằm đảm bảo các chức năng lâu dài về môi trường của rừng đồng thời cho thấy phần đóng góp rõ ràng vào mục tiêu giảm nghèo của các cộng đồng địa phương.
Hệ thống này xem các cộng đồng là người ra quyết định chính và người hưởng lợi là những người được giao đất giao rừng, trong khi đó, chính quyền cấp xã cung cấp các dịch vụ nhằm phối hợp và kiểm soát việc lập kế hoạch và sử dụng các nguồn tài nguyên. Chính quyền cấp huyện là cơ quan chủ yếu phê duyệt các kế hoạch phát triển và sử dụng rừng và là cơ quan
đứng ra dàn xếp các vụ vi phạm đến tài nguyên rừng mà cộng đồng trong phạm vi thẩm quyền của mình không thểđứng ra giải quyết.
1 & 2. Quy hoạch sử dụng đất rừng và giao đất giao rừng (QHSDĐ&GĐGR)
Trước khi thực hiện bất cứ công tác quản lý rừng tự nhiên, các thông tin về tổng diện tích rừng, chủ sở hữu, chức năng và phân bố không gian của các dạng rừng phải được công bố
và được thừa nhận hợp pháp. Quy trình này được xúc tiến thông qua quy trình quy hoạch sử dụng đất cấp thôn bản có sự tham gia và cuối cùng là cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (Sổđỏ) đểđảm bảo sự chắc chắn lâu dài là động lực quan trọng thúc đẩy việc đầu tư công lao động và tài chính vào quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Giấy chứng nhận thuê đất thường được cấp huyện cấp với thời hạn thuê tối thiểu là 50 năm.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lập kế hoạch có thểđạt được thông qua việc sử dụng các kỹ thuật truyền thống như sa bàn làm từ vật liệu sẵn có tại địa phương hoặc các địa đồ đã được chấm điểm và chỉnh hướng là công cụ chính xác, tiết kiệm và không dùng chữ viết giúp người dân dễ dàng thảo luận về việc sử dụng, quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong quá trình này, người dân xác định và vạch tuyến các lô rừng nằm trong một hệ thống chung về quản lý và phân loại chức năng rừng trên giấy bóng kính trải lên trên phần thông tin bản đồ hiện có sau đó sẽđược số hó để có được bản
đồ sử dụng đất chính xác. Việc sử dụng máy định vị toàn cầu GPS sẽ bổ sung thêm các thông tin và cho phép kiểm tra ngay bản đồ sử dụng đất cấp thôn bản được lập sẵn trên thực địa. Bên cạnh việc đạt được độ chính xác cao hơn về mặt không gian của bản đồ, sự
tham gia của người dân địa phương cho phép xác định nhanh các vấn đề về xã hội, kinh tế
và môi trường để đưa vào xem xét trong quá trình lập kế hoạch. Ngoài ra, các bên tham gia sẽ cho thấy tính chủđộng và hiểu rõ hơn về các thông tin bản đồđã được xây dựng và sẽ tự
tin hơn khi sử dụng các bản đồ này trong quản lý khu rừng của mình trong tương lai. Đánh giá tài nguyên rừng
Theo như quy định trong Thông tư 38/2007/TT-BNN, cần tiến hành điều tra danh mục rừng chi tiết để có số liệu tính toán trữ lượng rừng cho các kiểu trạng thái rừng và từng lô rừng
Bên cạnh việc tính toán trữ lượng phục vụ công tác giao đất giao rừng, dữ liệu điều tra rừng còn được dùng để xây dựng các kế hoạch quản lý rừng cấp thôn bản.
Kết quả là việc thu thập số liệu cho lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được lồng ghép vào trong quá trình hành chính cùng với các định mức đã được thực hiện trứoc đó trong quá trình giao đất giao rừng.
Sự tham gia đầy đủ của người dân địa phương trong quá trình điều tra danh mục rừng sẽ (i) hỗ trợ các bên tham gia đủ tự tin sử dụng các kỹ thuật cho phép họ tiến hành một cách độc lập việc đánh giá tài nguyên rừng của họ trong tương lai, (ii) làm giảm gánh nặng công việc cho các cơ quan liên quan như Hạt kiểm lâm và (iii) thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau và sự
trao đổi thông tin giữa các cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương.