Tài liệu hướng dẫn dự án trong chương trình TFF-CF có phạm vi áp dụng giới hạn trong vùng dự

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 51)

C ập nhật mô tả công việc của cấp hành chính liên quan

21 Tài liệu hướng dẫn dự án trong chương trình TFF-CF có phạm vi áp dụng giới hạn trong vùng dự

8 . 3 Cơ c hế h t r t à i c h í n h v à p h á t t r in n g un n h â n lc n g un n h â n lc

Lĩnh vực hỗ trợ thứ ba là hai điều kiện tiền đề chủ yếu đối với việc áp dụng lâm nghiệp cộng đồng trên toàn quốc.

Trước hết, trong trường hợp chỉ giao tài nguyên rừng bị suy thoái thì việc sử dụng rừng sẽ không mang lại bất cứ lợi ích hữu hình nào trước mắt, nhưng ngược lại cần phải có các đầu vào về lao động liên tục đối với công tác tuần tra và các biện pháp bảo vệ rừng. Đây là điều mà người nghèo không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này, cần phải có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài như là bồi thường cho các hoạt động bảo vệ rừng trong thời gian đầu cho đến khi tài nguyên rừng

được phục hồi để đạt đến trạng thái rừng khai thác, tạo ra lợi ích hữu hình cho người dân để thực hiện quản lý rừng bền vững.

Thứ hai, năng lực cần thiết ở cấp huyện, xã và cấp thôn để tuân thủ quy trình LNCĐ mới không phải lúc nào cũng có thể là gải thiết mà phải được phát triển thông qua việc đào tạo và xây dựng năng lực toàn diện trong giai đoạn xây dựng các chương trình cấp thôn về LNCĐ. Xây dựng năng lực dựa vào nguồn giảng viên giỏi và cơ bản là phải có đầy đủ nguồn tài chính để thực hiện nhưng ở Việt Nam chưa có bất cứ chương trình lâm nghiệp quốc gia xác định được điều đó. Trong bối cảnh toàn cầu đang nổ lực giảm thiểu và thích nghi với sự thay đổi khí hậu, công tác giảm chặt phá và làm suy thoái rừng đã thu hút nhiều sự quan tâm ngày càng gia tăng và tạo ra kế hoạch thực hiện chương trình UN REDD. Chương trình UN REDD được xây dựng với một giai đoạn đầu từ tháng Ba năm 2009 đến năm 2010, là cơ sởđể xây dựng các giai đoạn thực hiện tiếp theo với nguồn ngân sách xác định cho từng giai đoạn. Việt Nam là một trong số ba nước đi đầu ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm cơ chế hỗ trợ tài chính REDD.

Trong các giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung vào việc khái quát lại các chính sách quốc gia để ban hành và lồng ghép các chính sách liên quan đối với việc thực hiện của REDD. Do vậy, sự phối hợp và lồng ghép cải cách chính sách liên quan

đến LNCĐ (xem mục 8.1) đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng LNCĐ

nằm trong khung chính sách về khí hậu của quốc gia. Sự hợp tác sẽ mang lại những lợi ích điều phối cho cả hai bên và đảm bảo rằng quy trình LNCĐ tương thích với nhau theo chương trình hỗ trợ tài chính REDD.

Hơn nữa, chương trình UN REDD tập trung vào xây dựng cơ chế phân chia lợi ích minh bạch trên cơ sở năng lực thực hiện. Người dân địa phương được xác

định như là một yếu tố thành công của chương trình UN REDD và là mổi liên hệ

trực tiếp giữa LNCĐ và các chương trình hỗ trợ tài chính mới thuộc chương trình REDD. Mối liên quan trực tiếp đó được xem xét trong chương trình giám sát lượng Các-bon có sự tham gia.

Các cuộc điều tra khảo sát số liệu cơ sở chính xác về diện tích tài nguyên rừng là tiên đề quan trọng để áp dụng cơ chế hỗ trợ tài chính tín dụng các-bon. Hiện nay,

ở Việt Nam công tác điều tra danh mục rừng trong khuôn khổ các chương trình giao rừng theo Thông tư 38/2007/TT-BNN cung cấp số liệu chính xác, đáng tin cậy và được thực hiện trong các chương trình thí điểm LNCĐ cấp thôn được các dự án hỗ trợ. Việc thực hiện trên quy mô lớn theo Thông tư 38 được mong đợi trong chương trình ADB FLITCH và sẽ thực hiện ở 60 xã vùng Tây Nguyên. Mặc dù được xây dựng như là một phương pháp tiếp cận mang tính chương trình rộng khắp trên toàn quốc nhưng việc thực hiện thí điểm ban đầu sẽ thừa hưởng các chương trình thí điểm hiện có và có thể duy trì bền vững kết quả thực hiện thí

điểm LNCĐ hiện nay làm cơ sở để thử nghiệm cơ chế hỗ trợ mới trong trường hợp giao tài nguyên rừng bị suy thoái cho người dân địa phương.

Lĩnh vực chính của chương trình nhằm mục đích củng cố năng lực quản lý và kỹ

thuật của cơ quan nhà nước ở các cấp địa phương. Các cơ quan liên quan và cán bộ thực địa trong quá trình thí điểm sẽ cung cấp số liệu có giá trị về khối lượng công việc, chi phí liên quan và xây dựng năng lực cần thiết khi xem xét nhân rộng khái niệm ngoài các xã thí điểm. Sự tham gia trực tiếp cũng đảm bảo rằng xây dựng năng lực sẽ tập trung vào các cơ quan liên quan ở cấp huyện và cấp xã hơn là hạn chế những nổ lực về tập huấn của cán bộ trung gian của các dự án hoặc của các tổ chức đào tạo.

Do vậy, lợi ích của việc lồng ghép LNCĐ vào chương trình thí điểm REDD được hiểu theo hai mặt sau đây:

Li ích ngn hn d kin i) tăng năng lực ở cấp địa phương để hỗ trợ quản lý rừng bền vững, ii) nâng cao cơ sở dữ liệu cho việc sử dụng và phát triển rừng có hiệu quả và iii) nâng cao nhận thức về rừng và các quy trình LNCĐ của cấp chính quyền và người dân địa phương tham gia thực hiện thí điểm.

Li ích dài hn d kin phụ thuộc vào tiến trình thành công đối với giai đoạn thực hiện hoặc giai đoạn thứ ba của chương trình thực hiện hỗ trợ tài chính REDD ở Việt Nam. Hơn nữa, REDD dự kiến sẽđược lồng ghép vào Hợp phần 1 của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia và bằng cách này có thể đảm bảo rằng LNCĐ sẽ được xem xét trong các kế hoạch hành động lâm nghiệp 5 năm liên tiếp với nguồn ngân sách của quốc gia.

Hiện nay, các hoạt động phụ thêm của cơ chế hỗ trợ tài chính mới được áp dụng trong khuôn khổ chi trả các chương trình Dịch vụ Môi trường (PES), tuy nhiên hiện nay chỉ hạn chế thực hiện thí điểm ở hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng.

Hiện nay, các hoạt động REDD được Chi cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT phối hợp thực hiện và người điều phối chương trình rất quan tâm đến việc đạt được mục tiêu thực hiện các chương trình LNCĐ hiện nay như là mục tiêu thí điểm khi thử nghiệm các phương pháp có sự tham gia theo chương trình hỗ trợ tài chính REDD. Mối liên hệ và phối hợp giữa các dự án LNCĐ và chương trình UN REDD hy vọng sẽ không gặp khó khăn và được thực hiện theo tiến độ thông qua người liên lạc trực tiếp.

Sự phối hợp về các lĩnh vực trong khi khái quát lại chính sách quốc gia và các biện pháp xây dựng được hướng dẫn một cách có hiệu quả thông qua nhóm công tác FSSP REDD mà hiện nay đang hoạt động trong chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp.

Đóng góp hợp tác của phía Đức thực hiện có hiệu quả thông qua Hợp phần 3 của Chương tình Lâm nghiệp GTZ hiện có và thông qua mạng lưới các dự án hợp tác về tài chính và kỹ thuật ở các tỉnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)