Nguồn: Enters, T., Nguyễn Quang Tấn, 2009 Báo cáo đánh giá Chương trình thí điểm Lâm nghiệp Cộng đồng Bảng 4.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 27)

phân bổ cho công tác thực hiện tại thực địa. Mặc dù lâm nghiệp cộng đồng đã

được chi tiết hóa là kết quảđầu ra chủ yếu trong chiến lược lâm nghiệp quốc gia như một lời tuyên bố rõ ràng hướng tới việc tích cực xúc tiến việc quản lý rừng kinh tế tư nhân, song việc thực hiện trên thực tế vẫn còn cách mục tiêu mong muốn khá xa.

Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp lý khác nhau và sự phối hợp lỏng lẻo giữa các bộ ngành khác nhau đang dẫn đến sự chồng chéo về chức năng quyền hạn và quy trình thực hiện giữa các đơn vị thực hiện trong quá trình thực hiện tại thực địa cùng với những tác động xấu lên tiến trình giao rừng cho cộng đồng dân cư.

Các quy trình lập kế hoạch quản lý rừng và phân chia lợi ích vẫn chỉ mới dừng lại

ở cấp độ thí điểm, vàc vẫn chưa có khung chính sách cấp quốc gia khả thi nào

được xây dựng. Các tỉnh Kontum, Đắk Lắk và Đắk Nông đã chủđộng thí điểm các quy trình đã được đơn giản hóa và đã hoàn thành việc thí điểm 06 chương trình liên quan đến chính sách hưởng lợi tại khu vực Tây Nguyên.

Các kết quả thí điểm cho thấy trong bối cảnh nguồn rừng sản xuất được giao cho cộng đồng dân cư địa phương, các lợi ích hữu hình từ sử dụng khai thác rừng bền vững có thể được tạo ra từ đó đảm bảo tính khả thi về kinh tế một cách lâu dài của lâm nghiệp cộng đồng (bình quân mỗi cộng đồng có thể thu được khoảng 20.000 Euro thu nhập ròng).

Các hướng dẫn kỹ thuật cấp quốc gia về quản lý rừng được thiết kế phục vụ công tác quản lý quyền khai thác thương mại quy mô lớn và không thể áp dụng cho lâm nghiệp cộng đồng. Vẫn chưa xác định được các hướng dẫn liên quan đến khai thác gỗ chọn lọc với dung lượng thấp song với chu kỳ khai thác thường xuyên

điển hình cho cách thức khai thác của người dân địa phương. Các quy định hiện hành vì thế không thểđáp ứng nhu cầu của người dân liên quan đến các lâm sản chính và cần phải được điều chỉnh trước khi quá trình nhân rộng toàn diện lâm nghiệp cộng đồng có thể thực hiện được tại thực địa.

Các hướng dẫn thực hiện cấp quốc gia về lập kế hoạch, phê duyệt và các quy chế

liên quan đến chính sách hưởng lợi vẫn còn quá phức tạp, khó hiểu và không

được chính quyền địa phương áp dụng. Những hạn chế này dẫn đến việc làm chậm lại quá trình giao rừng cho người dân địa phương, bởi vì do không có các quy chế rõ ràng và dễ hiểu về chính sách hưởng lợi nên không thể mong đợi rằng người dân sẵn sàng đầu tư tiền của và sức lao động vào phát triển rừng lâu dài.

Đặc biệt, quyền khai thác gỗ thương mại - một cột trụ chính đảm bảo tính bền vững - hiện tại vẫn đang bị cản trở bởi các thủ tục hành chính rườm ra nhiêu khê khiến cho cộng đồng phải chịu thêm nhiều các khoản phí gián tiếp không cần thiết.

Các hạn chế còn bộc lộ trong việc trì hoàn các nỗ lực phân cấp ở cấp quốc gia dẫn đến việc chính quyền địa phương không có đủ quyền hạn ra quyết định để có thể giám sát một cách hiệu quả hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Tuy vậy, nếu không thể nêu rõ ràng trách nhiệm quyền hạn của chính quyền địa phương, không thể đạt được lâm nghiệp cộng đồng một cách bền vững nếu không có sự hỗ trợ

trực tiếp của các dự án.

Cần có được sự hài hòa trong các vấn đề kỹ thuật sao cho có được trường hợp thực hiện tốt nhất chung cho toàn Việt Nam liên quan đến lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và cơ chế hưởng lợi. Điều này đòi hỏi có sựđối thoại và hợp tác chặt chẽ giữa chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng TFF và các dự án ODA đểđảm bảo xây dựng được một quy trình khả thí, hợp lý và hiệu quả về kinh tế áp dụng cho lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam.

Để tổng kết các vấn đề nêu trên, cần phân tích và tài liệu hóa các khái niệm kỹ

thuật đã được xây dựng và thí điểm để có được thí dụ điển hỉnh cho lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam và từ đó được lồng ghép vào khung chính sách cấp quốc gia với các điều chỉnh cụ thể giúp thực hiện hiệu quả các quy trình lâm nghiệp cộng đồng - một hệ thống quản lý rừng riêng biệt bên cạnh hệ thống quản lý doanh nghiệp quy mô lớn đang được áp dụng hiện nay.

6 X E M X É T N H Â N RN G L Â M N G H IP C Ô N G Đ ỒN G

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)