M c tiêu: xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình REDD ở Việt Nam sẽ
17 See Zahabu, E., Jambiya, G.,
Đóng góp c a LNCĐ trong vic ci thin đi sng Vit Nam
Theo quan sát, có rất nhiều mong đợi đối với LNCĐ liên quan đến tác động của nó đối với việc giảm đói nghèo ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành
để đánh giá tác động trước mắt của LNCĐ sau khi giao rừng cho người dân từ
một đến năm năm. Tuy nhiên, do sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài nên lợi ích kinh tế từ việc sử dụng gỗ chỉ có thể nhận thấy sau khoảng thời gian là một thập niên. Thông thường, điều này không được xem xét trong khi xây dựng điều tra khảo sát. Do vậy, kết quảđiều tra chỉ phản ánh thách thức hiện có, đó là giao tài nguyên rừng bị thoái hoá cho người dân địa phương, cho nên người dân thu
được những lợi ích về kinh tế rất hạn chế.
Mặc dù tỷ lệ nghèo đói giảm thông qua việc xã hội hoá lâm nghiệp của chiến lược rừng quốc gia nằm trong chương trình thí điểm TFF-CF nhưng quyền khai thác của cộng đồng dân cư tham gia chỉ dừng lại ở việc sử dụng cho mục đích sinh kế
và hơn 75% tài nguyên được giao là “đất trống” hoặc “rừng nghèo và rừng phục hồi” mà người nhận chỉ mong đợi lợi ích nhỏ ngắn hạn.
Gần đây, một số chương trình thí điểm phân chia lợi ích (2006-2009) đã được hoàn thành đối với trường hợp tài nguyên rừng ở giai đoạn khai thác được giao cho cộng đồng dân cư. Cộng đồng dân cư được hướng dẫn thông qua việc sử
dụng gỗ để bán trên cơ sở các kế hoạch quản lý rừng 5 năm với nguồn kinh phí trung bình là 20.000 trong mỗi hoạt động khai thác đơn riêng lẻđược chỉ ra trong bảng 1 dưới đây, liên quan đến một phần của chỉ tiêu khai thác 5 năm đã được phê duyệt (xem phần phân tích chi tiết ở Phụ lục 14). Các chi phí sản xuất, chi phí nộp thuế và nộp ngân sách cho xã chiếm 52% chủ yếu là chi phí cho việc giám sát và vận chuyển. Thu nhập ròng phân chia cho cộng đồng và được quản lý bằng tài khoản ngân hàng do thôn là chủ tài khoản chiếm 48% còn lại. Ngoài ra, khai thác gỗ chỉ hạn chế ở những cây có chất lượng thân cây và gỗ ít hơn (chủ yếu bao gồm thuế gỗ thuộc nhóm 4-8) và trong trường hợp đó, về mặt kỹ thuật sẽ ưu tiên mô tả hoạt động tỉa thưa hơn là hoạt động khai thác và thậm chí dẫn đến cải thiện cấu trúc rừng có với việc khai thác trước đây.
Bảng 1: Phân tích kinh tế của 6 chương trình thí điểm phân chia lợi ích đã
được hoàn thành về bán gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ở Việt Nam
Vị trí thôn thí điểm Diện tích khai thác [ha] Trữ lượng khai thác [m³] Tổng doanh thu chưa tính thuế và chi phí sản xuất Chi phí khai thác & thuế tài nguyên thiên nhiên Cộng đồng dân cư nộp ngân sách xã Thu nhập ròng của thôn Kontum 88 980 1839 883 96 860 Đắk Lắk 105 368 616 219 62 335 Đắk Lắk 104 950 2108 1213 89 805 Đắk Nông 88 476 688 244 42 381 Đắk Nông 100 585 846 301 52 469 Đắk Nông 201 500 723 257 44 400 Bình quân 114 643 1.137 520 64 542 Euro 45.467 20.780 2.567 21.667
Các chương trình thí điểm về phân chia lợi ích cho thấy những người tham gia có
đủ năng lực để tham gia vào tất cả các quy trình và có kỹ thuật về các biện pháp lâm sinh phù hợp. Tuy nhiên, do việc khai thác gỗđược tiến hành trên quy mô khá rộng, chính quyền địa phương là người ra quyết định, chứ không phải là cộng
đồng và vấn đề là làm thế nào để đảm bảo sự đàm phán công bằng giữa các công ty buôn bán gỗ và cộng đồng dân cư trong một cuộc bán đấu giá gỗ lớn. Kết quả bán đấu giá gỗ cho thấy mỗi lần bán đấu giá thì toàn bộ số gỗđược bán chỉ
cho một công ty riêng lẻ và bán chỉ với giá gần mức giá cơ bản do tỉnh đề ra. Trong trường hợp khan hiếm nguồn cung cấp gỗ tự nhiên ở Việt Nam18 như hiện nay, cần phải có quá trình trả giá trong khi bán gỗ tư nhân tự do.
Vì vậy, đề xuất nên giao tài nguyên rừng ở giai đoạn khai thác cho cộng đồng dân cư địa phương nhằm đảm bảo cải thiện đời sống của họ như là một kết quả đầu ra chính của chiến lược lâm nghiệp quốc gia.
6 . 6 H ì n h t hức g i a o rừn g
Luật Lâm nghiệp năm 2004 quy định giao rừng cho cá nhân, nhóm hộ và cộng
đồng dân cư tuỳ theo những điều kiện thuận lợi và bất lợi cụ thể trên cơ sở nhu cầu của đối tượng được giao rừng. Xem kết quả phân tích chi tiết về ba lựa chọn về đối tượng giao rừng trên đây trong Phụ lục 15. Mặc dù, ba lựa chọn về đối tượng nhận rừng được luật pháp quy định nhưng việc giao rừng cho nhóm hộ và cộng đồng dân cư vẫn chỉ dừng lại ở các chương trình thí điểm với sự hỗ trợ của dự án, chủ yếu là giao tài nguyên rừng (đất trống và diện tích rừng hiện có) cho các hộ gia đình cá thể vì một số lý do sau:
• Tránh những yêu cầu về quy trình lập kế hoạch có sự tham gia và quy trình lập quyết. Các quy trình này cần phải có nhiều thời gian, kỹ năng và nỗ lực. Nếu các đối tượng nhận rừng không được thông báo đầy đủ về việc tán hành hay phản đối các hình thức giao đất khác nhau họ thường có xu hướng chọn hình thức giao rừng cho các hộ gia đình cá thể. Điều này là do ảnh hưởng của các hoạt động tiêu cực của các chương trình hợp tác xã trước đây (1976- 1985) trước khi có nền kinh tế thị trường mới. Do đó, đối tượng được giao phải được trang bị đầy đủ kiến thức để quyết định những hình thức quản lý rừng dài hạn mà họ muốn.
• Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ hành chính có kinh nghiệm hạn chế trong việc hướng dẫn các quy trình giao rừng cho nhóm hộ hoặc cho cộng đồng dân cư. Cán bộ kỹ thuật thường không được đào tạo để hướng dẫn việc lập quyết định có sự tham gia trong các bài tập làm theo nhóm. Các quyết định thường được lựa chọn trước và trình bày cho người dân địa phương. Ngoài một số tài liệu có sự hỗ trợ trực tiếp của các dự án ODA (xem Phụ lục 10), những tài liệu hướng dẫn cấp tỉnh không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về các quy trình giao rừng cho nhóm hộ hoặc cộng đồng dân cư. Thiếu sự hướng dẫn về mặt pháp lý cho việc thành lập các tổ chức cấp thôn và các quy trình lập kế hoạch quản lý rừng sau khi giao rừng.
• Quản lý rừng do các hộ gia đình cá thể thực hiện có hiệu quả hơn về bảo vệ
rừng mà không yêu cầu phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng theo quy định của khung chính sách pháp lý.
• Định mức chi phí và mục tiêu của tỉnh thường được xây dựng cho hình thức giao rừng cho các hộ gia đình cá thể và việc tổ chức thực hiện chỉđược đánh