Chi phí và tài chính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 45)

Tính khả thi về việc áp dụng rộng rãi trên cả nước chủ yếu phụ thuộc vào khả

năng lồng ghép LNCĐ vào các chương trình và nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Theo ước tính, định mức chi phí sơ bộ là dựa vào các biện pháp xây dựng năng lực, các quy trình giao đất giao rừng và các quy trình lập kế hoạch LNCĐ năm năm trong bối cảnh giao 1.000ha rừng cho toàn bộ cộng đồng dân cư.

Hỗ trợ ngân sách cần thiết ước tính trong phạm vi ngân sách cho phép so với nguồn ngân sách mà hiện nay chương trình 661 đã sử dụng để thực hiện các hoạt động khoán bảo vệ rừng. Do vậy, LNCĐ được xem là có tính khả thi được các chương trình lâm nghiệp quốc gia trong tương lai áp dụng.

Các biện pháp tiếp nối chủ yếu phụ thuộc vào năng suất của tài nguyên rừng tự

nhiên tại thời điểm giao rừng. Trong trường hợp giao tài nguyên rừng đang ở giai

đoạn khai thác, có thể bảo đảm khả năng về kinh tế thông qua việc sử dụng và bán gỗ bền vững mà không cần có thêm sự hỗ trợ về ngân sách.

Trong trường hợp nếu giao tài nguyên rừng ở giai đoạn suy thoái, sự hỗ trợ ngân sách ban đầu từ bên ngoài là rất cần thiết cho đến khi rừng được phục hồi và đạt

đến trạng thái khai thác. Cơ chế hỗ trợ tài chính mới (REDD/PES) hiện nay đang

được thực hiện thí điểm tại Việt Nam là những lựa chọn tiềm năng để hỗ trợ tài chính bền vững trong tương lai.

Tài nguyên rừng tự nhiên đang bị suy thoái trầm trọng do việc sử dụng rừng bừa bãi và sự chuyển đổi diện tích rừng thành khu vực sản xuât nông nghiệp. Vì vậy, nếu việc nhân rộng LNCĐ trên quy mô toàn quốc bị trì hoãn sẽ làm giảm nghiêm trọng nhu cầu về sự hỗ trợ tài chính bên ngoài và không thểđiều chỉnh trong giai

đoạn xây dựng phương pháp luận toàn diện hiện nay.

Các hot đng hưng đn các la chn h! tr tài chính mi đ nhân rng LNCĐ

i) Đẩy mạnh xây dựng khung chính sách quốc gia và chiến lược thực hiện như là điều kiện tiên quyết để nhân rộng LNCĐ trên quy mô toàn quốc ii) Những lựa chọn thí điểm về cơ chế hỗ trợ tài chính mới vì sự khuyến khích

kinh tếđối với công tác bảo vệ rừng trong các trường hợp tài nguyên rừng bị suy kiệt đã được giao cho người dân địa phương

8 Đ Ề X UT

Thực hiện thí điểm LNCĐ tập trung đã đạt được những kết quảđáng kể và hoàn toàn chỉ ra được những thách thức và hạn chế liên quan đến khung chính sách pháp lý hiện hành. Về mặt phương pháp luận, những điều chỉnh chủ yếu không cần phải thực hiện trong giai đoạn này. Điều đó sẽ góp phần điều chỉnh hợp lý việc thực hiện thí điểm trên thực địa nhằm mục đích thực hiện thí điểm các thủ tục hành chính và các bước kỹ thuật chi tiết của quy trình LNCĐ chính (xem Phụ lục 8).

Vì vậy, sự chuyển đổi mang tính chiến lược mà việc thực hiện thí điểm trên thực

địa trước đây mang lại là hướng đến phân tích chiến lược bài học kinh nghiệm và xác định việc thực hiện tốt nhất đối với Việt Nam đểđưa vào khung chính sách hỗ

trợ cấp tỉnh và cấp quốc gia trong một hệ thống hành chính hiệu quả.

Theo kết quả phân tích của những người thực hiện (xem phần 7) có ba lĩnh vực hoạt động ưu tiên được xác định và trình bày trong các phần sau đây:

8 . 1 X â y dn g c h í n h s á c h v à ci c á c h h à n h c h í n h c h í n h

Các biện pháp hỗ trợ dự kiến để thực hiện cải cách hệ thống hành chính lâm nghiệp theo yều nhằm mục đích xây dựng khung chính sách quốc gia hỗ trợ về

LNCĐ như là điều kiện tiên quyết để xây dựng một cách toàn diện các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ở cấp tỉnh trên cơ sởđó để thực hiện nhân rộng LNCĐở tỉnh một cách có hiệu quả. Điều này có nghĩa là cần có sự cải cách chính sách với các Quyết định và các Thông tư pháp lý liên quan đến LNCĐ (xem Phụ lục 6). Những chính sách này chỉ có thểđạt được dựa trên sự cam kết rõ ràng và mạnh mẽ của Cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT.

Những điều chỉnh về chính sách chủ yếu yêu cầu về i) làm rõ cấp bậc pháp lý của cộng đồng dân cư, ii) những điều chỉnh về các quy định khai thác gỗ hợp pháp, iii) cơ chế phân chia lợi ích đơn giản giữa cộng đồng dân cư và nhà nước và iv) giảm mức thuế tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng dân cư khi họ thực hiện khai thác có chọn lọc thường xuyên dựa trên kế hoạch quản lý được phê duyệt góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường và khuyến khích sử dụng rừng hợp pháp.

Sự hỗ trợ của ODA trong một quá trình như thế chỉ giới hạn ở việc hỗ trợ tư vấn theo định hướng nhu cầu và chỉ hỗ trợ một cách hiệu qua thông Chương trình

I. Xây dng chính sách và ci cách hành chính II. K% thut qun lý rng và k% thut lâm sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 45)