M c tiêu: xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình REDD ở Việt Nam sẽ
16 Ts Phạm Mạnh Cường, Phòng Quản lý rừng, Cục Lâm nghiệp
thuận lợi của các dự án đang thực hiện và sẽ không xây dựng các mô hình mới trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình.
Các mô hình này sẽ tập trung vào xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá, báo cáo và kiểm tra để chứng minh rằng việc giám phát thải khí nhà kính thực tếđã thành công trong diện tích rừng đó. Bất cứđòi hỏi về tín dụng cần phải được trả lại bằng cơ sở đáng tin và xác thực mà đã được một số nước 17 thử nghiệm thành công giám sát lượng các-bon có sự tham gia.
Ở Việt Nam, kỹ thuật điều tra danh mục rừng có sự tham gia được thí điểm thành công trong quá trình giao đất giao rừng và các kế hoạch QLRCĐ là những yếu tố
chính liên kết thực hiện LNCĐ với các chương trình hỗ trợ tài chính của REDD và bằng cách này để đảm bảo duy trì những nổ lực bảo vệ rừng của người dân địa phương cho đến khi diện tích tài nguyên rừng ở giai đoạn khai thác được thiết lập. Cần phải chú ý rằng REDD không theo tiêu chuẩn quốc tế nào về công tác giám sát tài nguyên. Thay vào đó, các nước phải đảm nhiệm vai trò chỉđạo trong việc xác định các tiêu chuẩn quốc gia dựa vào năng lực của các nước. Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc lồng ghép các quy trình LNCĐ hiện nay theo các chương trình hiện có.
Mục tiêu cuối cùng của chương trình UN REDD là xây dựng Kế hoạch sẵn sàng thực hiện ở cấp Quốc gia của các nước tham gia để nếu các quốc gia thống nhất thảo thuận REDD chính thức ở Copenhagen thì các quốc gia này “sẵn sàng thực hiện” ‘sẵn sàng thực hiện’. Tuy nhiên, điều này có nghĩa rằng cần phải có khung chính sách quốc gia về LNCĐ ở Việt Nam trong 2 năm tới để có thể thực hiện trong giai đoạn 2 và sẵn sàng tiếp nhận nguồn tài chính do REDD hỗ trợở quy mô quốc gia.
Việc hỗ trợ tài chính chỉ có thể thực hiện nếu như tính bền vững của các chương trình QLRCĐđược đảm bảo theo cơ chế hành chính hiện hành và không có sự hỗ
trợ trực tiếp của dự án. Do vậy, cải cách hành chính và chương trình xây dựng năng lực là rất thiết đểđảm bảo rằng chính quyền liên quan có đầy đủ năng lực và chức năng, nhiệm vụđể hướng dẫn xây dựng LNCĐ trên thực địa.
6 . 5 T iềm năn g t à i n g u y ê n rừn g
Diện tích rừng đánh dấu để giao lại cho các cá nhân thường là tài nguyên rừng bị
thoái hoá, không nằm trong phạm vi quản lý của các công ty lâm nghiệp (trước
đây gọi các lâm trường nhà nước), có tiềm năng khai thác kém hoặc các vấn đề
về bảo vệ thường gặp không được các chủ rừng trước đây giải quyết.
Vì vậy, khi đơn thuần giao tài nguyên rừng với những thách thức này cho người nghèo ở nông thôn nói chung thì không đảm bảo được sự phát triển rừng bền vững và cải thiện đời sống cho người dân mà cần phải đầu tư về kỹ thuật và tài chính nhằm đảm bảo có được kết quả bền vững, ít nhất là trong thời gian trồng mới rừng không có lợi ích hữu hình nào phát sinh từ tài nguyên rừng.
Trong trường hợp nếu tài nguyên rừng ở giai đoạn khai thác đã được giao cho cộng đồng dân cư địa phương thì cộng đồng dân cư này cần phải cho thấy được trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ rừng của họ và họ mong muốn tham gia sử
dụng rừng bền vững.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, người dân thường thống nhất về
mức độ khai thác thấp hơn mức độ có thể theo quy định trên cơ sở mô hình rừng bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững của tài nguyên rừng của họ.