Xây dựng Mô hình rừng bền vững

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 83)

- Ban quản lý rừng cộng đồng xây dựng với sự tham gia củ a

3. Xây dựng Mô hình rừng bền vững

Trong lâm nghiệp cộng đồng, cần có các chỉ tiêu đơn giản nhưng tin cậy có thể a) thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người sử dụng rừng liên quan đến các loại lâm sản và đồng thời có thể

b) đảm bảo tính bền vững của nguồn rừng.

Xét đến tính đơn giản và khả thi của các hướng tiếp cận có sự tham gia trong Lâm nghiệp cộng đồng, không tính toán các số liệu về trữ lượng, thay vào đó, các số liệu về số thân cây theo từng cấp đường kính được sử dụng làm đơn vị tính duy nhất cho tất cả các bước lập kế hoạch, quản lý và giám sát.

Số thân cây theo cấp đường kính là một đơn vị tính rất rõ ràng và có thể đo đếm được và người dân và các cán bộ có thể dễ dàng đo đếm và từđó cho phép mô tả chính xác các tác

động lâm sinh dự kiến, trong khi điều này không thể đạt được nếu sử dụng phương pháp tính trữ lượng.

Khối lượng khai thác được lượng hóa thông qua việc so sánh số thân cây thực tế đo đếm

được trong khi điều tra danh mục rừng với các số liệu thể hiện mô hình quản lý bền vững nguồn rừng sản xuất được thiết kế hiệu quả, còn gọi là mô hình rừng bền vững.

Mô hình rừng bền vững cho ta một công cụ giám sát hiệu quả nằm trong khả năng của cả

cán bộ hiện trường và người sử dụng rừng tại địa phương từđó giúp tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tự tin của người dân trong khi làm việc với các ban ngành

địa phương ví dụ về việc xin khai thác gỗ. Nếu không có dấu mốc rõ ràng, sẽ khó có thể có sự phê chuẩn các hoạt động khai thác của cộng đồng địa phương cũng như khiến họ phải chịu các gánh nặng về các khopản thuế gián tiếp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)