Trách nhiệm của các cơ quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 41)

Lâm nghiệp cộng đồng chỉ có thể được duy trì nếu như được phát triển trong khung chính sách lâm nghiệp mang tính pháp lý và trong bộ máy hành chính hiện nay. Do đó, kể từđầu năm 1999, chính quyền và cơ quan hành chính địa phương có liên quan đã thống nhất phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng phương pháp luận và thực hiện thí điểm trên thực địa. Bộ máy hành chính hiện nay có đủ năng lực và nguồn nhân lực để hỗ trợ cộng đồng dân cưđịa phương tham gia vào công tác quản lý LNCĐ. Sự tham gia tích cực của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng đã góp phần làm giảm sự quá tải về công việc của cơ quan bảo vệ rừng nhà nước bởi vì trách nhiệm tuần tra rừng đã được phân chia cho người dân địa phương.

Vì vậy, LNCĐđược thực hiện trên phạm vi toàn quốc một cách có hiệu quả bằng cách dựa vào bộ máy hành chính hiện có. Ma trận chi tiết về trách nhiệm và cơ

chế hợp tác giữa các cấp hành chính về LNCĐ được xây dựng trong hội thảo quốc gia năm 2004 (xem phụ 5) vẫn có liên quan và khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ về mặt hành chính phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ pháp lý đã đặt ra và mặc dù luật cũng đã quy định về sự phân cấp nhưng hầu hết các quy trình báo cáo và phê duyệt về khai thác gỗđể bán và phân chia lợi ích chưa

được lồng ghép vào chức năng, nhiệm vụ ở các cấp thấp hơn. Nhìn chung, những nổ lực về phân cấp trong ngành lâm nghiệp vẫn không đáng kể và chưa

được thực hiện trên thực địa theo hướng LNCĐ được chính quyền địa phương duy trì.

Tác động chính sách mong muốn về cải cách hành chính hiện nay đang gặp khó khăn do việc thực hiện thí điểm không có sự kết nối với người/ văn phòng/ cán bộ liên lạc trong Chi cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT. Do vậy, trong quá trình thực hiện, cơ hội cho những bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực địa sẽ được những người lập quyết định chính sách quốc gia xem xét và tiếp nhận không được xác

định.

Thực tế này có thể giải thích rằng trong những năm qua, việc xây dựng chính sách về LNCĐ không được thực hiện mặc dù việc thực hiện thực địa đạt được thành công với các chương trình thí điểm về sử dụng gỗ trên quy mô lớn và phân chia lợi ích ở ba tỉnh Tây Nguyên.

Các hot đng ưu tiên hưng đn phân cp hành chính lâm nghip

i) Có sự phân công nhân sự rõ ràng trong Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT với nhiệm vụ và kết quảđầu ra cụ thể như là một phần của mô tả công việc thường xuyên.

ii) Có sự cam kết chặt chẽ và hành động tức thì của nhà nước hướng đến phân cấp hành chính ở cấp huyện và cấp xã.

iii) Xây dựng kế hoạch hoạt động mang tính chiến lược theo LNCĐ của quốc gia liên quan đến cải cách hành chính lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)