Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [18].
Khách thể của tội phá hoại chính sách đoàn kết là chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo và đoàn kết quốc tế.
Khi xem xét khách thể của tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam không thể không đề cập đến đối tượng tác động của tội phạm này. Trong khoa học luật hình sự, đối tượng tác động của tội
phạm được hiểu là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Việc xác định đối tượng tác động của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội xâm phạm đến quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, mà còn có ý nghĩa trong việc định tội danh. Với các phương thức, thủ đoạn mà bọn tội phạm thường sử dụng như: đưa vấn đề nhân quyền ở Việt Nam để kích động các phần tử chống đối đã bị Nhà nước ta xử lý trong các phần tử chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những đối tượng bị tập trung cải tạo vì có hành vi chống lại Nhà nước; xuyên tạc chế độ Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tác...; kích động sự thù hằn giữa các dân tộc đang sống trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là người dân tộc thiểu số, từ đây kích động bạo loạn phản cách mạng ở Tây Nguyên với chiêu bài "thành lập Nhà nước Đề-ga tự trị", gây mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh với các dân tộc Mường, dân tộc Khơ-me... mục đích cuối cùng là chống lại chính quyền nhân dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định đối tượng tác động của tội phá hoại chính sách đoàn kết là sự tồn tại và vững mạnh của chớnh quyền nhõn dõn