Vƣơng quốc Thụy Điển

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 37 - 39)

Vương quốc Thụy Điển là một nước có kỹ thuật lập pháp tiến bộ, trong đó các quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia có nhiều điểm tương đồng với pháp luật hình sự Việt Nam. Do đó, chúng ta không thể không đề cập đến pháp luật Vương quốc Thụy Điển như là một điển hình của kỹ thuật lập pháp của Châu âu.

Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển gồm ba phần:

Phần i: Những quy định chung; phần ii: các tội phạm; phần iii: hình phạt. Các tội xâm phạm an ninh Vương quốc Thụy Điển được quy định tại Chương 19, Phần các tội phạm, trong đó tại Điều 13 Chương 19 có quy định:

Người nào nhận tiền, tài sản từ một nước ngoài hoặc bất kỳ người nào ở nước ngoài đang hoạt động với sự giúp đỡ của một n- ước ngoài mà xuất bản hoặc phổ biến sách báo dưới các hình thức khác nhằm gây ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên quan đến các nguyên tắc tổ chức nhà nước của Vương quốc thuộc thẩm quyền quyết định của Nghị viện hoặc Chính phủ, thì bị phạt tù đến hai năm về tội nhận sự giúp đỡ của nước ngoài [53, tr. 68]. Giống với pháp luật hình sự Việt Nam, pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển không quy định khái niệm pháp lý của tội phá hoại chính sách đoàn kết mà chỉ liệt kê các hành vi trong mặt khách quan của tội phạm, nhưng có sự khác biệt cơ bản ở một số điểm sau:

Một là, tội này không quy định thành một điều luật riêng biệt như

pháp luật hình sự Việt Nam, mà quy định các hành vi cấu thành mặt khách quan của tội phạm - đó là các hành vi cấu thành các tội xâm phạm an ninh

Vương quốc Thụy Điển.

Hai là, dấu hiệu cấu kết với người nước ngoài hoặc thực hiện hành vi

ngoài lãnh thổ quốc gia của chủ thể tội phạm trong Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, trong khi đó pháp luật hình sự hiện hành của Việt Nam không quy định dấu hiệu cấu kết hay không cấu kết với người nước ngoài, thực hiện hành vi trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, chỉ cần chủ thể tội phạm thực hiện một, hoặc các hành vi quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đã cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết.

Ba là, mục đích chống Vương quốc Thụy Điển không phải là dấu hiệu

bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm, mà chỉ nêu hậu quả của việc thực hiện các hành vi là nhằm "ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên quan đến nguyên tắc tổ chức nhà nước của vương quốc", nhưng trong pháp luật hình sự Việt Nam dấu hiệu chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nếu không có dấu hiệu này, sẽ không cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết mà cấu thành tội phạm khác tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự.

Bốn là, mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt tương ứng với các hành vi được nêu trong các tội xâm phạm an ninh Vương quốc Thụy Điển của Bộ luật hình sự Thụy Điển là hai năm tù, nhẹ hơn nhiều so với mức hình phạt cao nhất trong khung cơ bản của tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999- mười lăm năm tù giam.

Mặc dù có sự khác nhau về kỹ thuật lập pháp hình sự, về quan điểm trong cách xử lý người phạm tội, nhng cũng giống pháp luật hình sự Việt Nam, pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển quy định hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh Vương quốc là tội phạm.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 37 - 39)