Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 35)

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một nước nằm trong khu vực châu á, có nền văn hóa và bản sắc dân tộc gần giống với Việt Nam, do vậy khi nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết không thể không đề cập đến pháp luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Bộ luật hình sự năm 1979 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày 01-07-1979 và có hiệu lực ngày 01-01-1980. Bộ luật này gồm có hai phần: phần chung và phần các tội phạm với 12 chương và 192 điều. Trong giai đoạn này, mục tiêu của Bộ luật là trừng trị những người phạm tội phản cách mạng và tội hình sự để bảo vệ chế độ chuyên chính vô sản, bảo vệ sở hữu toàn dân..., đảm bảo thắng lợi sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Bộ luật hình sự năm 1979 đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khóa 8 sửa đổi và Bộ luật hình sự mới năm 1997 đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01-10-1997.

Bộ luật hình sự năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung và cho ra đời Bộ luật hình sự năm 2007. Bộ luật hình sự năm 2007 vẫn giữ nguyên hai phần: phần chung và phần các tội phạm. trong đó, các tội phản cách mạng được phân thành hai nhóm tội là các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phản cách mạng cho phù hợp với tình hình mới. Giống như Bộ luật hình sự năm 1979, Bộ luật hình sự năm 1997, Bộ luật hình sự năm 2007 vẫn không nêu tội danh, mà chỉ quy định hành vi bị coi là xâm phạm an ninh quốc gia như:

Người nào có hành vi dùng lời lẽ bịa đặt, phỉ báng hoặc bằng những hình thức khác nhằm kích động cướp chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù 05 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị tước

quyền lợi chính trị. Người chủ mưu hoặc có hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn từ 05 năm trở lên [16].

Về mặt kỹ thuật lập pháp, các nhà làm luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phân biệt chủ thể tội phạm này là người Trung Quốc hay người nước ngoài, không phân biệt quốc tịch đồng thời khéo léo lồng ghép giữa việc quy định hành vi cụ thể "dùng lời lẽ bịa đặt, phỉ báng" và quy định mở "hình thức khác" để dự liệu những hành vi chưa được quy định cụ thể trong luật có thể xảy ra trên thực tế nhằm tránh bỏ sót, lọt tội phạm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật. Nhưng, thành công nhất của điều luật, theo tác giả đó là các nhà làm luật Trung Hoa đã chỉ ra được cốt lõi, bản chất của tội phạm này- "nhằm kích động" để "cướp chính quyền"," lật đổ chế

độ xã hội chủ nghĩa".

Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2007 quy định:

Người nào chủ mưu hoặc có hành vi nghiêm trọng trong việc tổ chức, lập kế hoạch hoạt động chia cắt đất nước, phá hoại sự thống nhất đất nước, người chủ mưu hoặc tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm tù trở lên hoặc tù chung thân. Người tham gia tích cực vào hoạt động tội phạm thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; người tham gia khác thì bị phạt tù đến 03 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc tự tước quyền lợi chính trị.

Hành vi kích động chia cắt đất nớc, phá hoại sự thống nhất nước nhà thì bị phạt tù đến 05 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị tước quyền lợi chính trị, người chủ mưu hoặc có hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn từ năm năm tù trở lên [16].

Như vậy, nghiên cứu pháp luật hình sự Trung Hoa cho thấy, trong Bộ luật hình sự năm 1979, Bộ luật hình sự năm 1997 cũng như Bộ luật hình sự năm 2007 không quy định tên tội danh mà chỉ quy định hành vi trong cấu

thành tội phạm, mà nếu chủ thể nào thực hiện các hành vi đó sẽ bị xét xử về tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 35)