Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi phá hoại chính sách đoàn kết

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 81 - 86)

- Khách thể của tội phạm: Tim Sa Khorn đã xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, phá hoại khối đoàn kết thống nhất bao gồm

3.3.1. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi phá hoại chính sách đoàn kết

quả đối với các hành vi phá hoại chính sách đoàn kết

Phòng ngừa nói chung được hiểu là hoạt động phòng bị, ngăn chặn trước các sự kiện, hiện tượng mà người ta không mong muốn hoặc hạn chế mức độ, phạm vi, tính chất nguy hiểm, thiệt hại do các sự kiện, hiện tượng đó gây ra. Phòng ngừa là một trong hai phương diện cơ bản của cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng.

Đấu tranh chống tội phạm là hoạt động đồng bộ, có hệ thống, có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tập thể lao động, cộng đồng và cá nhân công dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát hiện, xử lý tội phạm, đồng thời khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội, loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng, đòi hỏi giải quyết tổng thể nhiều vấn đề, sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Từ thực tiễn

đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng có thể đề xuất các giải pháp phòng ngừa sau đây:

Thứ nhất, chủ động phòng ngừa, tước bỏ các điều kiện không để các

đối tượng có thể hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, chúng ta cần làm một số công việc cụ thể sau:

1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, thực hiện có hiệu quả pháp luật về an ninh quốc gia và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ.

Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia nhằm bảo vệ sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xó hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Trong cuộc đấu tranh này, nếu không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thì không thể thành công. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân công dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần mở rộng các loại hình tổ chức xã hội để quần chúng tham gia phòng ngừa tội phạm. Đó là các đội dân phòng tự nguyện, các tổ liên gia tự quản, các tổ dân phố, các đội thanh niên cờ đỏ… Cần đưa những kế hoạch phòng ngừa tội phạm vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo ngành, lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh đất nước ta mở rộng quan hệ quốc tế, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Những chỉ tiêu của công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng, cần được sự quan tâm đầu tư ngân sách và được đánh giá từng mối quan hệ chặt chẽ với các biện pháp kinh tế - xã hội khác.

2. Hoàn thiện các hình thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an ninh quốc gia nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội vào cuộc đấu tranh chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cần có chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa… của từng giai tầng trong xã hội.

Khắc phục tình trạng tuyên truyền một chiều, thiếu định hướng, tuyên truyền sai lệch, thái quá hoặc khuynh hướng thương mại hóa đoạt động tuyên truyền.

3. Thực hiện chính sách xã hội với đồng bào theo đạo.

Nước ta có nhiều tôn giáo và các loại tín ngưỡng với khoảng 80% dân số có đời sống tín ngỡng và tôn giáo. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy nước ta là một quốc gia có nhiều tôn giáo, có cả tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh nên trong mọi thời kỳ cách mạng các thế lực thù địch đều lợi dụng triệt để các vấn đề về tôn giáo để chống lại cách mạng, đối lập tôn giáo với cộng sản, khoét sâu sự khác biệt về hệ tư tưởng vô thần và hữu thần, từ đó chuyển thành mâu thuẫn đối kháng về chính trị - xã hội. Tuy nhiên, cần nhận thức sâu sắc rằng tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân và đạo đức tôn giáo có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Cần lôi cuốn đồng bào theo đạo tham gia các hoạt động chính trị-xã hội có lợi cho đất nước và bản thân tín đồ, thực hiện khẩu hiệu "tốt đời, đẹp đạo", dung hòa với phong tục tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên) làm đậm nét tâm hồn tình cảm của người dân Việt Nam. Chăm lo phát triển kinh tế-xã hội ở vùng giáo, giúp đỡ đồng bào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí. Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của số chức sắc và tín đồ tôn giáo trong cuộc đấu tranh với những người có thái độ cực đoan lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến nền độc lập dân tộc và chính sách đại đoàn kết toàn dân, phá hoại sự ổn định của đất nước.

4. Thực hiện chính sách xã hội với đồng bào dân tộc ít người.

Trên cơ sở chính sách chia để trị, các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ các dân tộc Việt Nam với nhau, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi nhằm phá vỡ sự toàn vẹn lãnh thổ và ổn định của đất nước. Vì vậy, cần thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Làm tốt chính sách xã hội với đồng bào dân tộc ít người sẽ có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn hoạt

động của các thế lực thù địch, đảm bảo vững chắc biên cương của Tổ quốc. 5. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình từng địa bàn, từng loại đối tượng liên quan, từ đó, với chức năng, nhiệm vụ của mình tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, đối sách với các hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xấu của các thế lực thù địch. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức trong sạch, tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân; đồng thời được trang bị những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới.

6. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xuyên làm tốt công tác vận động quần chúng. Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh quốc gia, dân tộc, tôn giáo… lồng ghép với việc phổ biến các âm mưu, phương thức, thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc, kích động, lợi dụng của các thế lực thù địch.

Thứ hai, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với các

hành vi phá hoại chính sách đoàn kết, có nghĩa là phải chủ động kịp thời phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch. Trên cơ sở kịp thời phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với tội phá hoại chính sách đoàn kết mới chủ động phòng ngừa có hiệu quả.

Muốn chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các tội phá hoại chính sách đoàn kết, cần thực hiện tốt các công việc như sau:

1. Chủ động tấn công các đối tượng xâm phạm khối đoàn kết dân tộc, cơ quan an ninh phải chủ động phát hiện và đấu tranh với tổ chức và hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết nhằm làm thất bại, tê liệt, vô hiệu hóa hoạt động chống phá chính quyền nhân dân của chúng. Phát hiện và ngăn chặn sự hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Trong công tác đấu tranh chống phản

động, Cơ quan an ninh cần chú ý đến các đối tượng phản động người Việt lưu vong có các mối liên hệ với đối tượng phản động trong nước, đối tượng cơ hội chính trị, các đối tượng có chức sắc, cầm đầu, cốt cán có tư tưởng chống đối cực đoan trong dân tộc và tôn giáo. Mở rộng nắm tình hình hoạt động của chúng với các đối tượng nghi vấn ở trong nước, thông qua đó phát hiện các hoạt động tập hợp lực lượng chống đối chính quyền và trấn áp các tổ chức của chúng khi còn trứng nước.

Ngoài ra, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tấn công các đối tượng phá hoại chính sách đoàn kết. Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chống lại sự vu khống của các thế lực thù địch dưới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để phá hoại chính sách đoàn kết của nhà nước ta nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Mặt khác, ở trong nước cần tuyên truyền, phổ biến và thông báo cho nhân dân về các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch để nhân dân đề cao cảnh giác và ủng hộ các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Song song với các biện pháp trinh sát nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ, phải chủ động tấn công tội phạm bằng sức mạnh của quần chúng nhân dân được giác ngộ với tinh thần cao trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Sức mạnh của nhân dân là vô tận, nhưng luôn ở dạng tiềm năng; do đó, phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cách mạng một cách sâu rộng, có hệ thống mới có thể biến tiềm năng đó thành vũ khí trong cuộc đấu tranh chống tội phạm.

2. Nâng cao chất lượng điều tra tội phạm nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng.

Hoạt động điều tra nói chung, điều tra tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng, muốn đạt hiệu quả cao phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, có định hướng điều tra đúng đắn với kế hoạch điều tra cụ thể, phương

pháp điều tra phù hợp.

Để đạt được mục tiêu đó, Cơ quan điều tra tội xâm phạm an ninh quốc gia- cơ quan an ninh điều tra cần được tổ chức một cách khoa học, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đặt ra. Để đảm bảo cho hoạt động của điều tra viên đạt kết quả cao, cần phải tổ chức các khóa bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho điều tra viên những nội dung, vấn đề mới về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phá hoại chính sách đoàn kết; cũng như những vấn đề mới về pháp luật có liên quan đến hoạt động điều tra, có thể kết hợp hoặc tổ chức riêng các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, trong đó trọng tâm là các vấn đề lý thuyết điều tra, tổng kết thực tiễn điều tra tội phá hoại chính sách đoàn kết, kinh nghiệm hoạt động điều tra tội phạm. Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề để điều tra viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức về điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 81 - 86)