Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 27)

trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

* Giai đoạn năm 1945 đến 1960

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ, quân và dân ta phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách, ở miền Bắc, nhân dân ta vừa phải chống chọi với hậu quả của nạn đói, hậu quả của lụt lội gây ra, vừa phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và bè lũ tay sai lợi dụng danh nghĩa đồng minh hòng thực hiện âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng; ở miền Nam, thực dân Anh và quân đội Pháp kéo đến chiếm Nam Bộ, mưu toan dùng địa bàn này làm bàn đạp chiếm lại toàn bộ nước ta. Trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân ta là sử dụng mọi lực lượng, biện pháp và hình thức đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng, chống lại những âm mưu đen tối của kẻ thù bên trong và thế lực đế quốc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến dành độc lập, thống nhất dân tộc. Mặc dù chưa đưa ra quy phạm định nghĩa về tội phá hoại chính sách đoàn kết, nhưng các văn bản pháp luật được ban hành đã đề cập đến hành vi "làm phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" chính là hành vi cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết như cách hiểu trong luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Năm 1953, tình hình và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng có những thay đổi nhất định, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh chống bọn

phản cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 133 ngày 20-01-1953 nhằm trừng trị bọn việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc. Điều 12 Sắc lệnh nêu rõ:

Kẻ nào vì mục đích phản quốc, gây hiềm khích để phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ, chia rẽ nhân dân với Chính phủ, chia rẽ nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước bạn Miên, Lào, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình [33]. Điểm mới của Sắc lệnh 133/SL thể hiện ở chỗ, Điều 2 Sắc lệnh quy định: "Đề cao nguyên tắc trừng trị có phân hóa, nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường".

Lần đầu tiên tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc... được quy định tại một điều cụ thể trong một văn bản pháp luật (Điều 12). Điều này thể hiện một bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp của nhà nước ta.

Như vậy, tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc... là một trong những tội uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, hành vi khách quan có đặc điểm giống với các hành vi cấu thành của các tội phạm khác, vì vậy để phân biệt với chúng, các nhà làm luật đã nêu ra dấu hiệu "mục đích phản quốc" hoặc "cho địch"trong cấu thành tội phạm.

Ngoài Sắc lệnh 133/SL, trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, còn có hàng loạt văn bản pháp luật hình sự khác được ban hành nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của

Cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện thái độ của nhà nước ta kiên quyết trừng trị những hành vi "phản cách mạng". Có thể liệt kê một số văn bản pháp lý hình sự tiêu biểu giai đoạn này như: Với mục đích phân hóa triệt để kẻ thù, Nhà nước đã khẳng định chính sách khoan hồng đối với ngụy quyền và nhân viên ngụy quyền bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân; đồng thời, ban hành Chính sách dân tộc (Thông tư 281-TTg ngày 22-6-1953) và Chính sách tôn giáo (Thông tư số 315 ngày 04-10-1953); Điều 5 Sắc lệnh số 151/ SL ngày 12-4- 1953 quy định nếu địa chủ nào mà "bịa đặt tin bậy để gây dư luận chống Chính phủ, chống pháp luật" hoặc "dùng thủ đoạn gây xung đột trong nội bộ nông dân, làm tổn hại đến sự đoàn kết của nhân dân" thì "sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, phải bồi thường thiệt hại cho nông dân và bị tịch thu một phần hay tất cả tài sản"; hay ngày 14-6-1955, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 234 về Chính sách tôn giáo. Điều 7 của Sắc lệnh quy định: "Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật".

Như vậy, qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hình sự giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng: pháp luật hình sự trong giai đoạn này mang tính chất thời chiến, nhưng lần đầu tiên cũng đã có quy định về tội phá hoại đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ, chia rẽ... Đây là một bước tiến vượt bậc của pháp luật hình sự.

* Giai đoạn 1960 - 1975

Sau những thắng lợi cơ bản của thời kỳ khôi phục và cải tạo nên kinh tế, miền Bắc bắt tay vào việc xây dựng những cơ sở kinh tế và kỹ thuật đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để chi việc cho cách mạng miền Nam. ở miền Nam, sau những vụ đàn áp tàn khốc của

Mỹ - Ngụy, nhân dân ta tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đồng thời từng bước chuyển sang chiến tranh cách mạng, cuối cùng giành chính quyền toàn miền Nam.

Trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Vào thời điểm quyết liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng và Hồ Chủ tịch đã ký Lệnh công bố ngày 30-10-1967.

Sự ra đời của Pháp lệnh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống pháp luật nước ta. Nó là công cụ sắc bén để tăng cường chuyên chính đối với kẻ thù của nhân dân ta, dân tộc ta. Căn cứ vào khách thể trực tiếp bị xâm hại, tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân được quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh và nằm trong nhóm tội làm suy yếu chính quyền, chế độ, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân được quy định trong Pháp lệnh được hiểu như sau:

Tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân là hành vi vì mục đích phản cách mạng mà gây hiềm khích, chia rẽ trong nhân dân, trong cách lực lượng vũ trang, chia rẽ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chia rẽ nhân dân với chính quyền, chia rẽ lực lượng vũ trang nhân dân với cơ quan Nhà nước; gây thù hằn, xích mích giữa các dân tộc; gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chia rẽ giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ giữa các tín đồ tôn giáo với chính quyền [50].

Nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành giai đoạn 1960-1975, có thể thấy: trong giai đoạn này, tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân được quy định đầy đủ trong một văn bản quy phạm pháp luật hình sự có giá trị pháp lý cao là Pháp lệnh. Mặt khác, kỹ thuật lập pháp hình sự ở giai

đoạn này đã có sự tiến bộ lớn so với giai đoạn trước. Lần đầu tiên khái niệm tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân đã được quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh. Tội phạm này đã có tiêu đề về tội danh với các khung hình phạt tương ứng và được mô tả rõ ràng, chặt chẽ. Chính sách hình sự đối với tội phạm này được quy định trong Pháp lệnh này rõ ràng, toàn diện hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật hình sự trước đó.

* Giai đoạn 1975 - 1985

Bằng chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, Việt Nam bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Pháp luật hình sự cũng có những thay đổi mới về nhiệm vụ để phù hợp với tình hình mới. Nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nửa đất nước mới được giải phóng ngày 15-3-1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt để trấn áp bọn phản cách mạng, trong các tội phản cách mạng đều được ghi nhận (một cách vắn tắt) trong 5 khoản Điều 3 của Sắc luật. Tinh thần và nội dung của Sắc luật đã đ- ược Thông tư số 03-BTP/TT của Bộ tư pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hướng dẫn cụ thể.

Theo giải thích của Thông tư số 03 thì Sắc luật số 03/SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt đã chia các tội phản cách mạng thành bốn nhóm tội, trong đó tội phá hoại thuộc nhóm 03, gồm nhiều loại tội khác nhau: phá hoại khối đoàn kết và thống nhất dân tộc; phá hoại quốc phòng, phá hoại trật tự an ninh [34]...

Như vậy, qua Sắc luật số 03/SL/76 có thể thấy rằng Sắc luật này là sự kế thừa kỹ thuật lập pháp hình sự trong Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967, nhưng đã có sự sáng tạo cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các vùng mới giải phóng. Ngoài ra, do tính chất cấp bách của cuộc đấu tranh chống bọn phản cách mạng, quy định trong Sắc luật mang tính chất

khái quát cao, còn thông tư hướng dẫn thì rất cụ thể, dễ áp dụng. Tên gọi tội phá hoại khối đoàn kết được thay bằng tội phá hoại khối đoàn kết và thống nhất dân tộc.

Từ đó cho đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, cơ sở pháp lý đấu tranh phòng, chống tội phá hoại khối đoàn kết chủ yếu dựa trên Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30-10-1967.

Như vậy, qua phân tích lịch sử lập pháp hình sự quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết từ năm 1945 đến năm 1985 cho thấy, pháp luật hình sự Việt Nam không ngừng phát triển từng bước được hoàn thiện, bám sát và phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Các bước bổ sung, sửa đổi tội phá hoại chính sách đoàn kết luôn phản ánh sự phát triển trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Lịch sự lập pháp hình sự ở nước ta đã chỉ ra rằng, ở các giai đoạn cách mạng khác nhau, tên các tội phá hoại chính sách đoàn kết có sự thay đổi (từ tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ, chia rẽ; tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân; phá hoại khối đoàn kết và thống nhất dân tộc…), nhưng tính chất các tội đó không thay đổi và theo đó chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đó luôn mang tính nhất quán và thích ứng với nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)