Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 60 - 67)

3. Tuyên truyền và kích động quần chúng nhân dân qua phương tiện thông tin đại chúng

2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết

chính sách đoàn kết

áp dụng pháp luật là hoạt động thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước nhằm đạt những yêu cầu mà pháp luật đặt ra trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà n- ước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật cho thấy, có những trường hợp nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì nhiều quy phạm pháp luật sẽ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

Trong quan hệ pháp luật hình sự, chủ thể của quan hệ pháp luật là nhà nước và người phạm tội. Nhà nước là chủ thể đặc biệt, có quyền năng, có thể buộc người phạm tội phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế do thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do nhà nước quy định, tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi mình gây ra, trong đó hình phạt là chế tài nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự ng- ười phạm tội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng theo trình tự, thủ tục luật định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đó có thể là hình phạt, các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp pháp lý hình sự khác. ở đây, cần có hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhằm điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội và Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy có là người phạm tội hay không, phạm tội gì và hình phạt tương ứng. Như vậy, áp dụng pháp luật hình sự có thể được hiểu như sau: áp dụng pháp luật hình sự là hoạt

động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, và những người có thẩm quyền hoạt động tố tụng hình sự nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật hình sự vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. áp dụng pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết với những người tiến hành hành vi phá hoại chính sách đoàn kết, chỉ được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án được phân định theo thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử. Việc áp dụng các quy định pháp luật về tội phá hoại chính sách đoàn kết với người thực hiện hành vi phạm tội được đảm bảo thực hiện bởi sự cưỡng chế của Nhà nước.

Từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, theo số liệu báo cáo thống kê tình hình xét xử các vụ án phá hoại chính sách đoàn kết có chiều hướng tăng, với hành vi phạm tội tinh vi, xảo quyệt, có sự chỉ đạo của các cá nhân, tổ chức phản động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể:

- Từ năm 1985 đến năm 1999: có 02 vụ phá hoại chính sách đoàn kết trên tổng số 290 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chiếm tỷ lệ 0,64%.

- Từ năm 2000-tháng 5/2009: có 129 vụ phá hoại chính sách đoàn kết với 275 bị cáo, trên tổng số 184 vụ với 413 bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chiếm tỷ lệ 70,1%. Qua các số liệu trên cho thấy các bị cáo phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tội xâm phạm an ninh quốc gia khác. Điều đó thể hiện, các đối tượng thường lợi dụng các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền, kích động phá hoại chính sách đoàn kết của Đảng và nhà nước ta, mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Tổng số các vụ án thụ lý trong 05 năm (từ năm 2004 đến hết 2008) là 232 vụ với 516 bị cáo về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (trong đó trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung 10 vụ/13 bị cáo, đình chỉ xét xử 01 vụ với 04 bị cáo), đã xét xử 184 vụ với 413 bị cáo; số vụ án còn lại là

37 vụ với 86 bị cáo được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong số 184 vụ với 413 bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tòa án đã xét xử gồm các tội danh cụ thể như sau:

1. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: 03 vụ với 05 bị cáo; 2. Tội gián điệp: 16 vụ với 37 bị cáo;

3. Tội bạo loạn: 02 vụ với 37 bị cáo; 4. Tội khủng bố: 01 vụ với 03 bị cáo;

5. Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 01 vụ với 01 bị cáo;

6. Tội phá hoại chính sách đoàn kết: 129 vụ với 275 bị cáo;

7. Tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 07 vụ với 19 bị cáo;

8. Tội phá rối an ninh: 09 vụ với 32 bị cáo;

9. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân: 09 vụ với 32 bị cáo.

Bảng 2.1: Số vụ án được xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia từ năm 2000 tháng 5-2009 (trong đó tội phá hoại chính sách đoàn kết

chiếm tỷ lệ cao nhất)

Biểu đồ 2.1:Số vụ án được xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia

từ năm 2000 tháng 5-2009 (trong đó tội phá hoại chính sách đoàn kết chiếm tỷ lệ cao nhất)

(Nguồn: Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao).

03 vụ 16 vụ 02 vụ 01 vụ 01 vụ 129 vụ 07 vụ 09 vụ 09 vụ

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Tội gián điệp

Tội bạo loạn Tội khủng bố

Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tội phá hoại chính sách đoàn kết

Tội tuyên truyền chống nhà nước Tội phá rối an ninh

Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

Biểu đồ 2.2: Số bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia từ năm 2000-tháng 5-2009 (trong đó số bị cáo phạm tội phá hoại

chính sách đoàn kết chiếm tỷ lệ cao nhất)

(Nguồn: Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao).

1,21% 8,96% 0,73% 0,73% 0,73% 0,24% 7,75% 9,20% 4,60% 66,58%

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Tội gián điệp

Tội bạo loạn

Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

Tội khủng bố

Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tội phá hoại chính sách đoàn kết

Tội tuyên truyền chống nhà nước Tội phá rối an ninh

Biểu đồ 2.3: Diễn biến số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội phá hoại chính sách đoàn kết từ năm 2005 đến tháng 09-2009

(Nguồn: Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao).

Trong những năm gần đây, bọn phạm tội là người có quốc tịch nước ngoài lợi dụng các quyền tự do dân chủ, vấn đề nhân quyền để hoạt động chống phá khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, tiêu biểu là vụ án Tim Sa Khorn, Quốc tịch Cămpuchia là thành viên của Tổ chức Liên đoàn Khơ me Campuchia Krom thế giới ở Mỹ và giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn tại Phnompênh, kiêm Hội trưởng Hội sư sãi Khơ-me Campuchia Krom, chi nhánh tại huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Thông qua các vụ án này, chúng ta có thể khẳng định trong giai đoạn hiện nay việc tiếp

010 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Số vụ án Bị cáo 2005 2006 2007 2008 Sep-09

tục ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam là hết sức cần thiết.

Ngày 08-11-2007, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tiến hành xét xử vụ án phá hoại chính sách đoàn kết theo truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang đối với bị cáo Tim Sa Khorn (còn có tên gọi khác là Tim Sà Khorn, Tim Khorn, Chau Khorn, Thiêng Sóc Khorn) sinh năm 1968; trú tại Thăm Đưng, huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 132/2007/HSST ngày 08-11-2007 thì nội dung vụ án như sau:

Tháng 4-2005, Tim Sa Khorn đã nhận tiền và phương tiện để tuyên truyền, kích động chia rẽ giữa người Khơ-me với người Kinh bằng thủ đoạn móc nối với nhiều đối tượng để phát tán 500 tạp chí và 300 đĩa VCD của Tổ chức Liên đoàn Khơ-me Campuchia Krom trong vùng đồng bào dân tộc Khơ- me ở tỉnh An Giang có nội dung bịa đặt, xuyên tạc chính sách của nhà nước Việt Nam đối với đồng bào dân tộc Khơ-me. Tim Sa Khorn còn liên lạc, cung cấp tiền và chỉ đạo cho các đối tượng như: Chau Inh, Chau Sơn, Nèang De xúi giục đồng bào dân tộc Khơ-me lợi dụng khiếu kiện đông người để gây rối trật tự công cộng ở An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 02-9-2006, 19-4-2007, từ 16 đến ngày 21-6-2007 và ngày 07-8-2007. Trong đó đáng chú ý là:

Ngày 02-9-2006, lợi dụng việc Cơ quan điều tra Công an huyện Tịnh Biên bắt giam Chau Thơl về hành vi cố ý gây thương tích, Tim Sa Khorn đã kích động, lôi kéo hàng trăm người đến ủy ban nhân dân xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang gây rối, bịa đặt chính quyền Việt Nam "đàn áp", bắt người dân tộc Khơ-me.

Trong năm 2006, lợi dụng đồng bào dân tộc Khơ-me ở xã an cư sang Campuchia làm thuê, bị đồn biên phòng Kom Nốp tạm giữ, vì không có giấy tờ tùy thân, Tim Sa Khorn cùng một số đối tượng đã chỉ đạo tổ chức, quay phim,

chụp ảnh rồi chuyển ra nước ngoài xuyên tạc nhà nước Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc Khơ-me nên đồng bào phải bỏ sang Campuchia để "tỵ nạn" và yêu cầu Liên Hợp Quốc can thiệp để gây chia rẽ chính sách đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam.

Ngày 19-4-2007, lợi dụng một số bà con người dân tộc Khơ-me ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang khiếu kiện chính quyền địa phương về quản lý đất đai, Tim Sa Khorn đã kích động, lôi kéo gần 200 người dân tộc Khơ-me ở An Giang lên thành phố Cần Thơ với ý đồ tổ chức biểu tình; đồng thời thu nhập các đơn khiếu kiện của bà con nhằm xuyên tạc chính sách của nhà nước về quản lý đất đai. Ngày 30-6-2007, Tim Sa Khorn trở về Việt Nam thì bị bắt giữ.

Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự xử phạt Tim Sa Khorn 01 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết.

Dưới góc độ lý luận hình sự, chúng ta có thể phân tích ví dụ trên theo từng cấu thành của tội phạm để thấy rõ bản chất của tội phá hoại chính sách đoàn kết.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 60 - 67)