Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 41)

Hệ thống pháp luật Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trước đây có ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống pháp luật của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Ngày 25-12-1958, Xô viết tối cao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thông qua Bộ luật hình sự và có hiệu lực năm 1960. Trong pháp luật hình sự Liên Xô cũ đã từng quy định tội phá hoại là tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 68). Về tội phá hoại, khác với quan niệm của luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phá hoại có thể là công dân Liên Xô, người nước ngoài, người không có quốc tịch.

Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu bị sụp đổ, ngày 24-5-1996, Đuma quốc gia Liên bang Nga đã thông qua Bộ luật hình sự mới. Trong đó, các giá trị pháp lý cơ bản của luật hình sự Liên Xô cũ vẫn tiếp tục được kế thừa, nhưng các tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm được thay thế bởi tên gọi các tội phạm chống cơ sở chế độ Hiến pháp và an ninh quốc gia. Bộ luật hình sự của Nga không quy định tội phá hoại thành một điều riêng biệt nữa mà chỉ tồn tại dưới dạng các khoản riêng lẻ trong từng Điều luật cụ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Do vậy, tương ứng với mỗi hành vi thì khung hình phạt của nó khác nhau, không đồng nhất như pháp luật hình sự Việt Nam.

Như vậy, việc quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự của các nước: Trung Quốc, Vương quốc Thụy Điển, Liên Bang Nga... rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước.

Kết Luận CHƢƠNG 1

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tội phá hoại chính sách đoàn kết, chúng ta thấy tội phạm này được quy định rất sớm với khung hình phạt rất hà khắc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của luật hình

sự. Nhận thức của các nhà làm luật trong từng thời kỳ về tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng và xâm phạm an ninh quốc gia nói chung là khác nhau, nhưng đều có cùng một quan điểm chung là bảo vệ lợi ích giai cấp mình, bảo vệ chế độ chính trị trong từng hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Việc ghi nhận tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc trong việc thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, chống lại âm mưu, hoạt động xâm hại đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân; đồng thời, thể hiện một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phá hoại chính sách đoàn kết nói riêng trong tình hình mới.

Qua nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới có nền tư pháp hình sự phát triển, hoặc có ảnh hưởng nhất định đến pháp luật hình sự Việt Nam chúng ta thấy một số nước cũng đã đề cập đến một số dấu hiệu pháp lý t- ương đồng với tư tưởng lập pháp của các nhà làm luật Việt Nam về việc quy định nhóm hành vi trong mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Nhưng, nhìn chung hầu hết các quốc gia đều không quy định mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm (trừ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), điều đó lý giải vì sao chế tài áp dụng đối với loại tội phạm này nhẹ hơn nhiều so với pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2

Tội phá hoại chính sách đoàn kết

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 41)