Mặt khách quan của tội phạm

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 46)

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [18].

Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nhóm hành vi cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm: (1) gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; (2) gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; (3) gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các

tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội; (4) phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả nhận thấy các chủ thể tội phạm này thường sử dụng các hình thức phạm tội chủ yếu và cơ bản như sau:

1. Tuyên truyền và kích động

Một là, các đối tượng phản động thường nhận tiền và phương tiện để

tuyên truyền, kích động chia rẽ giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh. Các đối tượng này thường lợi dụng các diễn đàn, hội nghị để xuyên tạc, bịa đặt, gợi lại những xích mích, những vấn đề còn tồn tại trước đây giữa các làng xã, họ mạc trong nhân dân; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong việc chấp hành chính sách pháp luật của cán bộ, bộ đội, công an để chia rẽ nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội, phá vỡ sự đoàn kết trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Đối tượng tác động của hoạt động này chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, các tín đồ tôn giáo... chủ thể hoạt động với hình thức này thường kết hợp phổ biến, phát tán tài liệu, tuyên truyền trước, trong và sau khi diễn ra diễn đàn hội nghị... Thực tiễn đấu tranh chống các tội phá hoại chính sách đoàn kết cho thấy, các đối tượng phản động thường lợi dụng tôn giáo thường có hành vi gây chia rẽ tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, tổ chức xã hội. Ví dụ: Võ Hạnh Đức (tên thật là Võ Văn Đông, pháp danh là Thích Tuệ Mẫn) đã bộc lộ ý đồ chống đối sau khi gặp gỡ một số tu sĩ thuộc phái ấn Quang ở Huế. Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập chùa Khánh Tâm (09-11-1992), Võ Hạnh Đức đã lợi dụng diễn đàn để xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, phủ nhận vai trò của Giáo hội Phật giáo thống nhất, chia rẽ đoàn kết Phật giáo. Mặc dù, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không công nhận Võ Hạnh Đức là người trong Giáo hội, nhưng ngày 04-7-1993, Đức vẫn tổ chức Đại hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại chùa Sơn Linh. Chúng dùng loa phóng thanh xuyên tạc chính sách đoàn kết của Đảng và Nhà

nước ta, chia rẽ, kích động tăng ni phật tử. Võ Hạnh Đức bị xử phạt 03 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết.

Hai là, các đối tượng phản động ở nước ngoài liên lạc, cung cấp tiền

và chỉ đạo cho các đối tượng trong nước xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số lợi dụng khiếu kiện đông người để gây rối trật tự công cộng ở các địa bàn trọng điểm; tích cực vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia biểu tình yêu sách như: đòi tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do dân chủ, thả người... Hầu hết trong những năm qua, bọn phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết thường bị các đối tợng lưu vong ở Mỹ (hoạt động trong tổ chức phản động có tên gọi là Fulro) điện thoại tuyên truyền, lôi kéo tham gia hoạt động Fulro. Các đối tượng phản động trong nước thường lợi dụng những đồng bào dân tộc thiểu số như: Êđê, H’Mông, Chăm, Khơ me...để kích động tư tưởng ly khai, tự trị đối với người dân tộc thiểu số, thông qua đó vu khống, xuyên tạc tố cáo chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền...

Ví dụ 1: Từ năm 2001 đến năm 2009, bằng những phương thức và thủ đoạn tinh vi (có sự cấu kết giúp sức của bọn phản động lưu vong ở nước ngoài), Rmah Hlach (sinh năm 1968, còn gọi là Ama Blut) và Siu Kơch (sinh năm 1985, còn gọi là Ama Liên), cùng trú tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã lập ra bộ khung tổ chức phản động ngầm gồm 21 đối tượng rồi phân công giữ các vị trí chấp sự trưởng, chấp sự phó và thư ký tại 07 làng đồng bào dân tộc thiểu số để hoạt động chống phá chính quyền nhân dân.

Hành vi của Rmah Hlach và Siu Kơch là rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương, gây chia rẽ khối đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhằm chống phá chính quyền nhân dân. Hành vi này là đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt Rmah Hlach 12 năm tù giam, Siu Kơch 09 năm tù giam về "Tội

phá hoại chính sách đoàn kết".

Ví dụ 2: Để gây dựng địa bàn, cơ sở hoạt động và xây dựng bộ khung

tổ chức phản động Fulro trong các buôn, làng các xã thuộc huyện Đak Đoa và huyện Mang Yang, vào khoảng giữa tháng 04-2008 đối tượng N. (hiện đang sống lưu vong ở Mỹ) điện thoại về và tuyên truyền lôi kéo Nơh quay lại hoạt động cho tổ chức Fulro; đồng thời chỉ đạo Nơh đi nắm tình hình và lập danh sách số hộ dân theo và không theo Fulro, "Tin lành đê-ga" để cung cấp cho N. phục vụ việc đấu tranh thành lập tổ chức phản động mà chúng gọi là "Nhà nước Đê-ga" và chuẩn bị kế hoạch tổ chức biểu tình trong tháng 8-2008.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của N., Nơh đã tuyên truyền phát triển tổ chức Fulro, "Tin lành Đê-ga" tại các xã Glar, a Đơk, Kdang thuộc huyện Đăk Đoa và xã ayun thuộc huyện Mang Yang. Các đối tượng: Nhi, Phot, Rưng, Chưm, Khn, Yơih, trú tại huyện Đăk Đoa và Mang Yang đã tham gia vào tổ chức phản động này. Nơh phân công nhiệm vụ cho các đối tượng tham gia vào tổ chức phản động Fulro cụ thể như sau:

Nơh tự phong làm xã trưởng Fulro xã Glar, huyện Đăk Đoa và chia xã Glra làm 02 vùng để thuận tiện đi lại hoạt động và tránh sự phát hiện của chính quyền. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Pinh và Chưm đã tuyên truyền phát triển gần 60 người dân theo "Tin lành Đê-ga", địa điểm tụ tập nhóm là nhà Pinh. Trong tháng 06 và tháng 07-2008, Pinh và Chưm đã lôi kéo một số người ở các làng aluk, Đê Kăng, Tleo, R’khương thuộc xã Kdang, huyện Đăk đoa và làng Ktu, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang theo Fulro; đồng thời chủ trì, tổ chức 02 cuộc họp (vào tháng 6 và 8-2008) để tuyên truyền phát triển "tin lành Đê-ga" và chuẩn bị lực lượng tổ chức biểu tình vào tháng 08-2008, đồng thời Yh giao cho Pinh và Chưm làm cờ và khẩu hiệu để phục vụ cho việc biểu tình. Nhưng sau khi nhận nhiệm vụ, do sợ công an phát hiện nên Pinh và Chưm chưa dám làm.

Ngày 12-7-2008, Nơh cùng Rôh và A Mlinh đi nhóm họp tại xã Glar, huyện Đăk Đoa. Rôh lôi kéo thêm 06 đối tượng khác cùng đi. Trong lần họp này N. (Fulro sống lu vong ở Mỹ) đã gọi vào máy di động của Nơh và động viên các đối tượng nhóm họp lại, tuyên truyền và phát triển "tin lành Đê-ga", đồng thời tổ chức biểu tình trong tháng 8-2008, thời điểm cụ thể thì chờ lệnh từ các đối tượng phản động ở nớc ngoài. Nơh đã tuyên truyền lại cho mọi người cùng nghe. Tại cuộc họp này đã bầu ra Rôh, Prôl, A Mlinh và Yưh cùng phụ trách "tin lành Đê-ga" ở khu vực huyện Mang Yang. Đồng thời, Nơh đi đến nhà Rơmah Then (trú tại làng Kênh Mék, xã Ia Le, huyện Chư Sê) để nắm tình hình và tuyên truyền kế hoạch biểu tình trong tháng 08-2008. Âm mưu, kế hoạch tổ chức biểu tình của Nơh và đồng bọn chưa thực hiện được thì bị chính quyền phát hiện ngăn chặn và bắt giữ một số đối tượng chủ mưu cầm đầu vào ngày 06-8-2008.

Ba là, kích động và gây mâu thuẫn giữa người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo để tạo nên sự chống đối của những tín đồ tôn giáo; đồng thời, nhiều hoạt động tuyên truyền tôn giáo được đẩy mạnh thông qua các hoạt động củng cố giáo hội, nghi lễ cũng như hệ thống quản lý của mỗi tôn giáo nhằm lấy tôn giáo gây sức ép với nhà nước khi có thời cơ.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)