Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong pháp luật hình sự Việt Nam từ khi pháp điển hóa hình sự năm 1985 đến nay

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32 - 34)

Việt Nam từ khi pháp điển hóa hình sự năm 1985 đến nay

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ mới- thời kỳ cả nớc độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do tình hình và nhiệm vụ của đất nước có sự thay đổi, cho nên các văn bản pháp luật hình sự cũ cũng cần được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Năm 1985, Bộ luật hình sự được ban hành thay thế các

văn bản pháp luật hình sự đã ban hành trước đó. Việc ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đánh dấu bước tiến bộ lớn trong hoạt động lập pháp hình sự của Nhà nước ta, thể hiện sự phát triển liên tục, có kế thừa kinh nghiệm quý báu của nhiều năm phát triển pháp luật hình sự Việt Nam.

Tại Chương 1- Phần các tội phạm: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định làm hai nhóm tội: các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (mục A) và các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia (mục B). Tội phá hoại chính sách đoàn kết là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.

Điều 81 Bộ luật này quy định: Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực l- ượng vũ trang, với chính quyền nhân dân với các tổ chức xã hội;

b) Gây hằn thù, miệt thị chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ cỏc tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm [27].

So với Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng và Sắc luật số 03/SL/76, Bộ luật đã kế thừa được kinh nghiệm lập pháp hình sự của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành trước khi pháp điển hóa, tổng kết kinh nghiệm, chính sách hình sự đấu tranh phòng, chống các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, trong đó có tội phá hoại chính sách đoàn kết và kinh nghiệm lập pháp của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,

đồng thời dự kiến diễn biến của tội phạm trong thời gian tới.

Trước những diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực trong những năm 90 của thế kỷ xx, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cũng có những thay đổi phù hợp với tình hình mới. Bộ luật hình sự năm 1999 là kết quả tất yếu khách quan của sự thay đổi đó, thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985. Về cơ bản, Bộ luật hình sự năm 1999 kế thừa Bộ luật hình sự năm 1985, chỉ chỉnh sửa, bổ sung thêm cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực l- ượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế [29].

So với Điều 81 bộ luật hình sự năm 1985, Điều 87 bộ luật hình sự năm 1999 chỉ sửa đổi từ "miệt thị" thuộc điểm b khoản 1 thành "kỳ thị" cho phù hợp với quy định tại điều 5 của Hiến pháp năm 1992: "...nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc".

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)